Yểu Mệnh - Chương 5: Cuộc Hội Ngộ
Nhưng như một giấc mơ, dẫu đã đi tìm cả buổi mà vẫn chưa tìm ra đúng nơi anh từng ở hồi tuần trước. Hỏi thì ai cũng lắc đầu bảo:
– Ở đây làm gì có ngôi nhà trọ đó.
Bãi tắm Mũi Nai khá nhỏ, vào thời ấy chỉ có đúng hai nhà trọ, mà cả hai Văn đều tới và đều thất vọng, bởi từ phòng ốc cho tới con người, chẳng có nơi nào giống với nơi kia. Kể cả hai căn phòng nằm phía sau như chỗ ở của Xuân Lan cũng không hề có. Vậy hoá ra những gì vừa trải qua là một giấc mơ sao?
Văn hoang mang, nghi ngờ cả trí nhớ của mình… Nhưng cuối cùng anh vân quả quyết rằng những gì đã xảy ra là thật. Bởi vật còn lại trên cổ tay anh đã nói lên tất cả, đó là xâu chuổi màu tím. Nó càng lúc càng như bám chặt lấy thịt da Văn, mặc dù lúc ở bệnh viện hình như người ta đã có ý lột nó ra nhưng không thành công.
Giờ đây tuy nó không còn gây ra cảm giác lạnh buốt như lúc mới đeo, nhưng dẫu cho có như thế thì Văn vẫn không có ý muốn cởi nó ra nữa.
Văn cố kiên nhẫn nán tại Mũi Nai thêm một đêm. Anh thuê một phòng và đêm đó có ý thức rất khuya để đợi… nhưng đến quá nửa đêm, do quá mỏi mệt nên Văn thiếp đi cho đến sáng. Vừa thức dậy, Văn đã bàng hoàng khi trên cổ tay mình không còn thấy xâu chuỗi nữa! Mọi cửa nẻo đều đóng kín nên khó có người ngoài lọt vào. Mà cho dù có người khác thì cũng chẳng làm sao lột xâu chuỗi ra được. Vậy mà…
Văn bần thần rất lâu, bỏ cả bữa ăn sáng chỉ để tập trung đi tìm xem có ai đeo xâu chuỗi ấy trên cổ. Nhất là nhúng đứa bé, gặp cửa nào Văn cũng cố tình lại gần và nhìn kỹ…
Đến trưa hôm đó, chẳng còn hy vọng gì nên Văn định chỉ ở cho hết một ngày tiền phòng nữa rồi sẽ đi.
Nhưng khi anh trở về phòng trọ thì quá đỗi ngạc nhiên khi thấy phòng của mình đã có người khác trú ngụ! Hỏi ra thì chủ nhà trọ chưa từng cho anh thuê phòng, bằng chứng là trong sổ lưu trú không hề có tên anh vào đêm qua.
Sau một hồi cãi vã, Văn đành phải hỏi thuê phòng khác, nhưng đã bị từ chối với lý do nhà trọ hết phòng. Quá bực mình, Văn sang nhà trọ còn lại. Nhưng điều không ngờ đã xảy ra: nhà trọ ấy cũng báo là hết phòng.
Bực quá, Văn hỏi:
– Ở bãi biển này làm gì có khách nhiều đến đỗi cả hai nhà trọ mà hết cả phòng?
Chủ phòng trọ đưa sổ cho Văn xem thì quả nhiên cả mấy chục phòng đều đã có người ở! Văn đành tiu nghỉu gọi xe ra chợ Hà Tiên với ý định trở về Sài Gòn ngay. Nhưng lúc ấy đã quá trưa, nên bến xe vắng tanh. Phòng bán vé báo cho Văn biết là đã hết xe, muốn đi phải mua vé trước và chờ sáng ngày hôm sau.
Tối đó, Văn đành phải thuê phòng khách sạn ở lại. Khi đăng ký ở khách sạn Giang Thành, Văn nghe cô tiếp tân bảo:
– Cũng may cho anh, bữa nay có nhiều khách từ tỉnh khác tới, người ta đặt chỗ trước hết cả hai chục phòng ở đây. Căn phòng này vốn là của hai mẹ con một vị khách đã ở đây mấy ngày rồi, đáng lẽ cô ấy còn ở lại tới chủ nhật này, nhưng chẳng hiểu sao lại đột ngột trả phòng và đi lúc sáng nay, nên mới còn trống cho anh mướn đấy.
Văn hơi tò mò:
-Hai mẹ con đó tên gì vậy cô?
Cô lễ tân nhìn Văn vừa cười cười:
– Chà, bộ đi tìm người yêu hả? Cô ấy tên là… Xuân Lan và đứa bé cỡ ba tuổi…
Vừa nghe đến đó, Văn đã cuống lên:
– Cô ấy đâu? Cô lễ tân đáp:
– Đi từ sớm rồi. Nghe nói về Cần Thơ.
Văn hỏi một câu hơi quá tò mò:
– Cần Thơ mà huyện, xã nào cô có biết không? Vậy mà chẳng ngờ cô lễ tân lại biết:
Hôm qua nghe cô ấy nói quê mình ở gần chợ Ô Môn, Cần Thơ.
– Ô Môn!
Tự dưng Văn giật mình! Hình như anh đã có nghe ai đó nói quê cũng ở địa danh này… Nhất thời Văn chưa thể nhớ đó là quê của ai, nhưng trong đầu Văn cứ lởn vởn mấy từ Ô Môn… Ô Môn…
Văn nghĩ, đây là sự ngẫu nhiên đến lạ lùng. Anh vô tình lại thuê đúng căn phòng người mà mình muốn đi tìm! Phải chăng đó là cơ duyên?
Mải nghĩ miên man nên khi cô lễ tân đưa xâu chìa khoá phòng mà Văn vẫn còn lơ đãng nhìn đi nơi khác…
– Chìa khoá phòng của anh đây.
Văn lững thững đi tìm phòng. Anh định sau khi nhận phòng rồi sẽ đi một vòng quanh chợ, để may ra còn có thể gặp mẹ con cô ấy…
Nhưng khi vừa mở cửa phòng, bật đèn lên thì Văn ngạc nhiên khi nhìn thấy xâu chuỗi màu tím đang nằm trên gối.
Xe đò dừng ở đầu cầu Ô Môn, Văn lưỡng lự một lúc rồi mới bước xuống. Việc Văn quyết định ghé nơi này là một hành động mạo hiểm. Bởi đây là lần đầu anh đến nơi này. Nhìn nhà cửa hai bên đường, chưa thấy có vẻ gì là thị tứ thì Văn lại càng lo, liệu nếu không tìm ra chỗ cần tìm mà trời tối thì làm cách nào để ngủ tạm, trong khi chẳng hề thấy có nhà trọ nào quanh đây?
Gọi một chiếc xe ôm, Văn hỏi bác tài:
– Gần đây có nơi nào trọ qua đêm không bác? Nhìn qua Văn một lượt bác tài đáp:
– Tìm khách sạn sang trọng như ở Cần Thơ thì không có, chứ phòng trọ bình dân thì thiếu gì. Mà cậu muốn ở gần đây hay vào trong thị trấn?
– Thị trấn còn cách bao xa bác?
– Khoảng năm trăm thước thôi, nhưng mấy người muốn ngủ qua đêm rồi sáng mai đón xe đò đi Sài Gòn thì người ta thường ở chỗ nhà trọ gần đây. Cậu Hai cần chỗ nào?
Leo lên xe xong, thay vì về chỗ trọ, Văn lại bảo:
– Bác chạy cho cháu mấy vòng thị trấn này, bao nhiều tiền cháu sẽ trả. Bác tài mỉm cười:
– Chà, dân thành thị lần đầu về chợ quê muốn ngắm mấy cô gái quê phải không?
Văn thấy ông ta vui nên cũng đùa.
– Gái quê dễ thương hơn con gái thành thị bác ơi! Bác tài cười lớn tiếng:
– Coi bộ muốn kiếm vợ xứ này hay sao vậy? Văn vui miệng đùa:
– Nếu kiếm thì có dễ không bác? Ông già đáp ngay:
– Dễ ợt.
– Bác biết có ai làm mai cho cháu được không? Văn nói đùa, nhưng ông già lại tưởng thật:
– Cái vụ đó thì tôi dám nhận lời lắm à! Tôi có đứa cháu gái, năm nay chỉ mới 21 tuổi, đẹp như gái thành thị, chỉ có điều…
Đã lở đùa rồi nên Văn đùa tới luôn:
– Kể cả gái đã từng có chồng rồi cũng được, miễn hiền và ngoan và đạt yêu cầu!
Ông già nói luôn:
– Nó lỡ có một con rồi…
Tự dưng Văn chợt nghĩ tới Xuân Lan:
– Con được mấy tuổi bác?
Cở ba tuổi! Cậu dám lấy gái có con rồi không? Tôi xem tướng cậu năm nay có lẽ cũng gần ba chục, mà chọn gái còn son thì e khó…
Văn cười:
– Son hay không son đều được cả, miễn hạp nhãn!
– Cậu nói thật không, tôi giới thiệu liền?
– Con của bác?
– Không, tôi có quen với chỗ này, họ có một đứa con gái tuy tuổi còn trẻ mà
đã lỡ..
Văn chưa kịp có thêm ý kiến gì thì đã được đưa tới một nơi cách thị trấn Ô Môn chừng nửa cây số xe ngưng trước một ngôi nhà ngói xưa khá rộng. nhưng vắng người.
Cậu xuống đi, trong nhà có người đang đợi cậu!
Lời vừa dứt thì bác tài cũng vừa nhấn bàn đạp, mà không cần lấy tiền xe. Chiếc xe lôi vọt đi trước sự ngỡ ngàng của Văn:
– Kìa bác…
– Văn chưa biết phải làm gì thì đã nghe người trong nhà nói vọng ra:
– Đã tới rồi thì vào nhà đi chứ?
Rồi một bà cụ từ trong bước ra, nheo mắt nhìn khách cho rõ. Văn cúi chào:
– Dạ, kính chào bà. Con đi kiếm nhà một người tên là… Xuân Lan. Chẳng hay bà có biết vùng này có ai tên đó không ạ?
Bà cụ mở cổng rào ra, vừa nói:
– Đã tới rồi thì vào đi, còn hỏi gì?
Ngạc nhiên bởi thái độ bà cụ và cả ông lái xe lôi. Văn phải hỏi lại:
– Cháu cần tìm một người tên là Xuân Lan, vậy bác có biết?
Bà cụ không trả lời, lại khoá cổng, rồi đi thẳng vào trong sau khi nói.
– Cậu ngồi ở phòng khách đợi.
Bà bỏ đi ra nhà sau, khiến Văn càng khó xử hơn. Anh cứ lúng túng không biết phải làm sao chỉ chợt nhìn thấy trên tường có một khung ảnh lớn, trong đó có hàng chục bức ảnh nhỏ hơn, mà một trong những tấn ảnh đó khiến cho Văn phải giật mình:
– Sao lại là họ?
Anh bước về gần hơn để nhìn và bàng hoàng kêu lên:
– Chính là họ rồi!
Trong ảnh là cha mẹ của Ngọc Mai và cả ảnh của cô nữa, có lẽ chụp cách năm ba năm gì đó. Trông Ngọc Mai chẳng khác gì lúc về nhà chồng!
– Đây là…
Văn vừa buột miệng thốt ra chưa dứt lời, thì sau lưng anh đã có người lên tiếng:
– Ngạc nhiên phải không? Trái đất tròn mà… Nghe tiếng quen quen, Văn quay lại đã kêu lên:
– Kìa.. má!
Bà mẹ của Ngọc Mai đang đứng giữa phòng khách với bộ mặt lạnh lùng! Văn tưởng như mình nhìn lầm:
– Má.. sao má lại ở đây?
Bà Thảnh ngồi xuống ghế và chỉ chiếc ghế đối diện:
– Cậu ngồi xuống đây.
Văn như người từ trên trời rơi xuống, anh ngồi mà lúng túng thấy rõ:
– Con… con không hề biết má ở đây. Con chỉ…
– Chỉ đi tìm người con gái tên Xuân Lan phải không? Bị lật tẩy, Văn càng cuống lên:
– Dạ… sao… sao má biết? Nhưng mà con chỉ tìm để trả lại cô ấy xâu chuỗi…
Không ngờ bà mẹ vợ đã tinh ranh hơn Văn tưởng:
– Xâu chuỗi màu tím là của con Ngọc Mai, cậu lại tìm tới trả cho người khác là sao? Hay là có mới nới cũ?
Trước câu hỏi quá hóc búa, Văn như con gà mắc tóc.
– Dạ… con… con…
– Sao anh không nói rõ xâu chuỗi đó là của con bé Ngọc Ngà!
Người vừa thốt ra câu nói đó chính là Xuân Lan, xuất hiện cùng với con bé Ngà, nó vừa trông thấy Văn thì nhào tới và teo lên:
– Chú!
Lúc này trên mặt bà Thảnh mới hết căng thẳng, bà quay sang bảo:
– May cho cậu, nếu không có con nhỏ này…
Bà nói xong thì đứng lên đi vào liền, khiến Văn có muốn hỏi thêm cũng không được. Anh nhìn Xuân Lan với tất cả sự kinh ngạc:
– Sao cô cũng ở đây? Nàng cười:
– Thì đây là nhà em mà!
– Vậy còn…
Anh muốn hỏi người vừa rồi hả, đó là dì ruột của em, từ Sàt Gòn mới về để… đợi gặp anh!