Truyện Ma Nguyễn Ngọc Ngạn - Chương 4
Truyện ma Nguyễn Ngọc Ngạn – Con nhện
>Chính nơi ấy là ý chí không hề báo cái chết.
Ai hiểu thấu được bí ẩn của ý chí với tất thảy sức mạnh của nói?
Joseph Glanvill.
Chàng sinh viên y khoa Richard Brakemon đã chuyển đến phòng số bảy tại khách sạn nhỏ “Stevence” ở số sáu phố Alfred Stevence sau khi liên tiếp vào ba ngày thứ Sáu trước tại chính căn phòng đó có ba người treo cổ tự tử trên cái xà ngang cửa sổ.
Người thắt cổ đầu tiên là một tay chào hàng người Thụy Sỹ. Chỉ mãi đến tối thứ Bảy người ta mới phát hiện ra xác anh ta, bác sĩ đã xác định được rằng anh ta chết vào quãng giữa năm và sáu giờ chiều thứ Sáu hôm qua. Cái xác treo lủng lẳng dưới một cái móc to được đóng chặt vào khung cửa sổ ở đúng chỗ mà cái khung ấy tạo ra một cái giá chữ thập, và có lẽ nó được dùng để treo áo. Kẻ tự vận đã treo mình bằng cái dây rèm, cửa sổ đóng. Bởi lẽ cửa sổ rất thấp nên hai dầu gối của kẻ xấu số thõng chạm sàn phòng, điều đó chứng tỏ anh ta phải bộc lộ sức mạnh ý chí ghê gớm lắm để thực hiện cái ý định quyên sinh của mình. Sau đó người ta biết thêm được là anh ta đã có vợ và cái chết này khiến anh ta bỏ lại bốn đứa con; ngoài ra, người ta cũng biết hoàn cảnh kinh tế của người chết là hoàn toán sung túc và anh ta là người vui tính và vô tư lự.
Vụ tự tử thứ hai trong căn phòng này không khác lắm với vụ thứ nhất. Nghệ sĩ Krauze vốn biểu diễn các trò ảo thuật tung hứng trên xe đạp cho một rạp xiếc và tiết mục ảo thuật của anh rất ăn khách, anh ta cũng chuyển tới phòng số bảy hai ngày sau đó. Vì anh ta không tới rạp xiếc vào ngày thứ Sáu sau đó nên ông giám đốc cử một nhân viên soát vé và xếp chỗ đến gọi anh ta. Ông nhân viên đã thấy nhà nghệ sĩ ảo thuật chết treo dưới cái xà ngang cửa sổ trong căn phòng số bảy không khóa: đúng như cái khung cảnh mà vị khách trọ đầu tiên đã chết. Vụ tự vẫn này chẳng kém bí ẩn hơn vụ đầu. Nhà nghệ sĩ rất được công chúng ái mộ này được trả lương rất cao, anh mới chỉ hai mươi lăm tuổi và đã nếm đủ mọi niềm vui sướng của cuộc đời. Và người quá cố cũng chẳng để lại một dòng thư tuyệt mệnh cũng như bất kỳ lý do gì giải thích hành vi của mình. Sau cái chết của mình anh không còn ai thân thích, trừ bà mẹ mà cứ ngày đầu tiên hàng tháng cậu con trai đều cẩn thận gửi hai trăm mark về chu cấp cho bà.
Đối với bà Dubonnais, nữ chủ nhân khách sạn này, nơi rất hãn hữu có khách hàng là người thuộc đám nghệ sĩ của các nhà hát tạp kỹ ở khu Monmartre kế cận, thì vụ tự sát bí ẩn thứ nhì kia quả đã có những hậu quả thật tồi tệ. Một số khách trọ đã rời khách sạn. Còn những khách hàng thường xuyên khác của bà thôi không còn ghé lại đây nữa. Bà liền tới hỏi ý kiến và lời khuyên của ông bạn thân, ngài chánh cẩm khu vực chín, ông này hứa với bà là sẽ làm tất cả những gì thuộc thẩm quyền mình. Và trên thực tế, ông ta không chỉ bắt tay điều tra nguyên do tự vẫn của hai vị khách trọ một cách mẫn cán, nhiệt tâm mà còn tìm được cho bà ta một khách trọ mới cho căn phòng bí ẩn kia.
Charles Maria Cheaumie phục vụ ở cục cảnh sát và tình nguyện đồng ý đến ở phòng số bảy, ông ta từng là một con sói biển già đời đã tòng ngũ thủy quân mười một năm ở hạm đội. Khi ông ta còn mang hàm trung sĩ thì đã ngược xuôi tới vùng Bắc kỳ và Trung kỳ Việt Nam nhiều lần, từng một mình đứng gác trên vọng gác nhiều đêm ròng và nhiều lần chơi cho bọn cướp biển hàng tràng đạn liên thanh khi chúng mang cờ vàng mon mem đến gần chòi gác trong bóng tối mịt mùng. Bởi thế nên người ta có cảm giác ông ta sinh ra trên đời để saÜn sàng đón gặp “những bóng ma” mà bây giờ đã làm cho dãy phố Alfred Stevence trở nên khét tiếng. Ông Cheaumie dọn vào phòng ở chiều tối Chủ nhật và sau khi ngủ ngon lành, thầm cảm ơn bà chủ khách sạn Dubonnais đã khoản đãi bữa ăn tối thật ngon và thịnh soạn.
Hàng ngày vào buổi sáng và buổi chiều tối Cheaumie phải đến gặp chánh cẩm để báo cáo ngắn gọn về mọi sự. Mấy ngày đầu những báo cáo ấy chỉ giới hạn ở lời thông báo rằng tất cả đếu ổn thỏa và ông không hề thấy gì hết. Song vào chiều tối thứ Tư thì ông ta cho biết bắt đầu dò được những dấu vết nào đó. Với yêu cầu của ngài chánh cẩm cần trìng bày rõ hơn thì ông ta chối từ và nói thêm rằng hiện thời ông ta chưa tin chắc kiệu sự phát hiện đó có mối liên hệ nào với hai vụ tự tử trong căn phòng này hay không. Vả lại ông cũng bảo rằng ông sợ trở nên lố bịch, buồn cười và rằng ông ta sẽ kể tỉ mỉ hơn khi có đủ tự tin. Ngày thứ Năm ông ta xử sự kém tự tin hơn và đồng thời có vẻ nghiêm trọng hơn, nhưng ông ta chẳng kể ra điều gì mới mẻ cả. Vào sáng thứ Sáu ông có vẻ bị kích động mạnh, ông ta nói nửa đùa nửa thật rằng dù thế nào đi nữa thì cái cửa sổ đó thực sự có một sức thu hút kỳ lạ nào đó. Song ông Cheaumie khẳng định điều này tuyệt nhiên không có mối liên hệ gì đến việc tự sát và chắc người ta sẽ chế nhạo ông nếu ông nói thêm điều gì đó vào những gì đã kể. Buổi chiều hôm ấy ông không đến đồn cảnh sát nữa: người ta thấy ông chết treo cổ ở thanh xà ngang cửa sổ trong căn phòng đã ở.
Lần này thì cảnh huống tự tử cũng hệt như hai vụ trước đến từng chi tiết nhỏ: hai chân kẻ thắt cổ chạm sàn nhà, thay vì dây thừng thì một sợi dây lấy từ rèm cửa được dùng để tự vẫn. Cửa sổ mở, cửa ra vào không khóa; cái chết đến vào lúc sáu giờ chiều. Mồm kẻ chết treo cứ há hốc, lưỡi thè lè ra ngoài.
Hậu quả của vụ chết người thứ ba ở trong căn phòng số bảy là vào hôm ấy, tất cả các khách trọ của khách sạn “Stevence” đã ra đi; ngoại trừ một ông giáo người Đức ở phòng số mười sáu, song việc ở lại này có lý do của nó: ông ta lợi dụng việc này để giảm được tiền thuê phòng xuống một phần ba: một sự an ủi quá nhỏ nhoi cho bà Dubonnais là việc ngày hôm sau cô Mari Garder, minh tinh nhà hát Opera Comique đã đi một cỗ xe ngựa rất sang trọng đến gặp bà và trả hai trăm frăng để mua sợi dây màu mà kẻ xấu số đã dùng để treo cổ tự vẫn. Cô ấy làm như vậy là vì cái vật đó sẽ mang lại hạnh phúc và hơn nữa, người ta sẽ viết về việc này trên báo chí.
Nếu việc nói trên lại xảy ra ngay vào mùa hè, tháng Bảy hay tháng Tám chẳng hạn thì bà Dubonnais chắc sẽ nhận được số tiền bán nhượng sợi dây kia gấp ba lần vì lúc đó báo chí có thể dành trọn cả một tuần viết kín các cột báo về chủ đề này. Nhưng vào giữa mùa chính trị sôi nổi này thì báo chí còn vướng bận biết bao đề tài: nào bầu cử, nào các sự kiện ở Marốc, ở Ba Tư, nhà văn vỡ nợ tại New York, rồi ba vụ án chính trị, và thực tế báo chí không còn chổ để đăng tải sự vụ kia nữa. Kết quả là biến cố trên phố Alfred Stevence thu hút ít sự chú ý hơn là nó đang có. Nhà đương cục đến lập biên bản ngắn ngủi, và chỉ có thế là vụ án kết thúc.
Chàng sinh viên y khoa Richard Brakemon chỉ biết có biên bản đó thôi khi quyết định thuê cho mình căn phòng ấy. Chàng hoàn toàn chẳng biết một yếu tố, một chi tiết nhỏ, vả lại chi tiết đó lại nhỏ nhoi và tầm thường đến nỗi ngài chánh cẩm và chẳng ai trong số những nhân chứng thấy cần thiết phải thông báo cho các phóng viên biết đến. Chỉ mãi sau này, sau khi câu chuyện kỳ lạ xảy ra với chàng sinh viên, người ta mới sực nhớ đến sự việc bé nhỏ ấy. Sự thể là khi các nhân viên cảnh sát gỡ viên trung sĩ Charles Maria Cheaumie ra khỏi cái thòng lọng oan nghiệt thì một con nhện đen to kình bò từ mồm ông ta ra. Người hầu phòng lấy ngón tay búng con nhện và thốt lên:
>Chính nơi ấy là ý chí không hề báo cái chết.
Ai hiểu thấu được bí ẩn của ý chí với tất thảy sức mạnh của nói?
Joseph Glanvill.
Chàng sinh viên y khoa Richard Brakemon đã chuyển đến phòng số bảy tại khách sạn nhỏ “Stevence” ở số sáu phố Alfred Stevence sau khi liên tiếp vào ba ngày thứ Sáu trước tại chính căn phòng đó có ba người treo cổ tự tử trên cái xà ngang cửa sổ.
Người thắt cổ đầu tiên là một tay chào hàng người Thụy Sỹ. Chỉ mãi đến tối thứ Bảy người ta mới phát hiện ra xác anh ta, bác sĩ đã xác định được rằng anh ta chết vào quãng giữa năm và sáu giờ chiều thứ Sáu hôm qua. Cái xác treo lủng lẳng dưới một cái móc to được đóng chặt vào khung cửa sổ ở đúng chỗ mà cái khung ấy tạo ra một cái giá chữ thập, và có lẽ nó được dùng để treo áo. Kẻ tự vận đã treo mình bằng cái dây rèm, cửa sổ đóng. Bởi lẽ cửa sổ rất thấp nên hai dầu gối của kẻ xấu số thõng chạm sàn phòng, điều đó chứng tỏ anh ta phải bộc lộ sức mạnh ý chí ghê gớm lắm để thực hiện cái ý định quyên sinh của mình. Sau đó người ta biết thêm được là anh ta đã có vợ và cái chết này khiến anh ta bỏ lại bốn đứa con; ngoài ra, người ta cũng biết hoàn cảnh kinh tế của người chết là hoàn toán sung túc và anh ta là người vui tính và vô tư lự.
Vụ tự tử thứ hai trong căn phòng này không khác lắm với vụ thứ nhất. Nghệ sĩ Krauze vốn biểu diễn các trò ảo thuật tung hứng trên xe đạp cho một rạp xiếc và tiết mục ảo thuật của anh rất ăn khách, anh ta cũng chuyển tới phòng số bảy hai ngày sau đó. Vì anh ta không tới rạp xiếc vào ngày thứ Sáu sau đó nên ông giám đốc cử một nhân viên soát vé và xếp chỗ đến gọi anh ta. Ông nhân viên đã thấy nhà nghệ sĩ ảo thuật chết treo dưới cái xà ngang cửa sổ trong căn phòng số bảy không khóa: đúng như cái khung cảnh mà vị khách trọ đầu tiên đã chết. Vụ tự vẫn này chẳng kém bí ẩn hơn vụ đầu. Nhà nghệ sĩ rất được công chúng ái mộ này được trả lương rất cao, anh mới chỉ hai mươi lăm tuổi và đã nếm đủ mọi niềm vui sướng của cuộc đời. Và người quá cố cũng chẳng để lại một dòng thư tuyệt mệnh cũng như bất kỳ lý do gì giải thích hành vi của mình. Sau cái chết của mình anh không còn ai thân thích, trừ bà mẹ mà cứ ngày đầu tiên hàng tháng cậu con trai đều cẩn thận gửi hai trăm mark về chu cấp cho bà.
Đối với bà Dubonnais, nữ chủ nhân khách sạn này, nơi rất hãn hữu có khách hàng là người thuộc đám nghệ sĩ của các nhà hát tạp kỹ ở khu Monmartre kế cận, thì vụ tự sát bí ẩn thứ nhì kia quả đã có những hậu quả thật tồi tệ. Một số khách trọ đã rời khách sạn. Còn những khách hàng thường xuyên khác của bà thôi không còn ghé lại đây nữa. Bà liền tới hỏi ý kiến và lời khuyên của ông bạn thân, ngài chánh cẩm khu vực chín, ông này hứa với bà là sẽ làm tất cả những gì thuộc thẩm quyền mình. Và trên thực tế, ông ta không chỉ bắt tay điều tra nguyên do tự vẫn của hai vị khách trọ một cách mẫn cán, nhiệt tâm mà còn tìm được cho bà ta một khách trọ mới cho căn phòng bí ẩn kia.
Charles Maria Cheaumie phục vụ ở cục cảnh sát và tình nguyện đồng ý đến ở phòng số bảy, ông ta từng là một con sói biển già đời đã tòng ngũ thủy quân mười một năm ở hạm đội. Khi ông ta còn mang hàm trung sĩ thì đã ngược xuôi tới vùng Bắc kỳ và Trung kỳ Việt Nam nhiều lần, từng một mình đứng gác trên vọng gác nhiều đêm ròng và nhiều lần chơi cho bọn cướp biển hàng tràng đạn liên thanh khi chúng mang cờ vàng mon mem đến gần chòi gác trong bóng tối mịt mùng. Bởi thế nên người ta có cảm giác ông ta sinh ra trên đời để saÜn sàng đón gặp “những bóng ma” mà bây giờ đã làm cho dãy phố Alfred Stevence trở nên khét tiếng. Ông Cheaumie dọn vào phòng ở chiều tối Chủ nhật và sau khi ngủ ngon lành, thầm cảm ơn bà chủ khách sạn Dubonnais đã khoản đãi bữa ăn tối thật ngon và thịnh soạn.
Hàng ngày vào buổi sáng và buổi chiều tối Cheaumie phải đến gặp chánh cẩm để báo cáo ngắn gọn về mọi sự. Mấy ngày đầu những báo cáo ấy chỉ giới hạn ở lời thông báo rằng tất cả đếu ổn thỏa và ông không hề thấy gì hết. Song vào chiều tối thứ Tư thì ông ta cho biết bắt đầu dò được những dấu vết nào đó. Với yêu cầu của ngài chánh cẩm cần trìng bày rõ hơn thì ông ta chối từ và nói thêm rằng hiện thời ông ta chưa tin chắc kiệu sự phát hiện đó có mối liên hệ nào với hai vụ tự tử trong căn phòng này hay không. Vả lại ông cũng bảo rằng ông sợ trở nên lố bịch, buồn cười và rằng ông ta sẽ kể tỉ mỉ hơn khi có đủ tự tin. Ngày thứ Năm ông ta xử sự kém tự tin hơn và đồng thời có vẻ nghiêm trọng hơn, nhưng ông ta chẳng kể ra điều gì mới mẻ cả. Vào sáng thứ Sáu ông có vẻ bị kích động mạnh, ông ta nói nửa đùa nửa thật rằng dù thế nào đi nữa thì cái cửa sổ đó thực sự có một sức thu hút kỳ lạ nào đó. Song ông Cheaumie khẳng định điều này tuyệt nhiên không có mối liên hệ gì đến việc tự sát và chắc người ta sẽ chế nhạo ông nếu ông nói thêm điều gì đó vào những gì đã kể. Buổi chiều hôm ấy ông không đến đồn cảnh sát nữa: người ta thấy ông chết treo cổ ở thanh xà ngang cửa sổ trong căn phòng đã ở.
Lần này thì cảnh huống tự tử cũng hệt như hai vụ trước đến từng chi tiết nhỏ: hai chân kẻ thắt cổ chạm sàn nhà, thay vì dây thừng thì một sợi dây lấy từ rèm cửa được dùng để tự vẫn. Cửa sổ mở, cửa ra vào không khóa; cái chết đến vào lúc sáu giờ chiều. Mồm kẻ chết treo cứ há hốc, lưỡi thè lè ra ngoài.
Hậu quả của vụ chết người thứ ba ở trong căn phòng số bảy là vào hôm ấy, tất cả các khách trọ của khách sạn “Stevence” đã ra đi; ngoại trừ một ông giáo người Đức ở phòng số mười sáu, song việc ở lại này có lý do của nó: ông ta lợi dụng việc này để giảm được tiền thuê phòng xuống một phần ba: một sự an ủi quá nhỏ nhoi cho bà Dubonnais là việc ngày hôm sau cô Mari Garder, minh tinh nhà hát Opera Comique đã đi một cỗ xe ngựa rất sang trọng đến gặp bà và trả hai trăm frăng để mua sợi dây màu mà kẻ xấu số đã dùng để treo cổ tự vẫn. Cô ấy làm như vậy là vì cái vật đó sẽ mang lại hạnh phúc và hơn nữa, người ta sẽ viết về việc này trên báo chí.
Nếu việc nói trên lại xảy ra ngay vào mùa hè, tháng Bảy hay tháng Tám chẳng hạn thì bà Dubonnais chắc sẽ nhận được số tiền bán nhượng sợi dây kia gấp ba lần vì lúc đó báo chí có thể dành trọn cả một tuần viết kín các cột báo về chủ đề này. Nhưng vào giữa mùa chính trị sôi nổi này thì báo chí còn vướng bận biết bao đề tài: nào bầu cử, nào các sự kiện ở Marốc, ở Ba Tư, nhà văn vỡ nợ tại New York, rồi ba vụ án chính trị, và thực tế báo chí không còn chổ để đăng tải sự vụ kia nữa. Kết quả là biến cố trên phố Alfred Stevence thu hút ít sự chú ý hơn là nó đang có. Nhà đương cục đến lập biên bản ngắn ngủi, và chỉ có thế là vụ án kết thúc.
Chàng sinh viên y khoa Richard Brakemon chỉ biết có biên bản đó thôi khi quyết định thuê cho mình căn phòng ấy. Chàng hoàn toàn chẳng biết một yếu tố, một chi tiết nhỏ, vả lại chi tiết đó lại nhỏ nhoi và tầm thường đến nỗi ngài chánh cẩm và chẳng ai trong số những nhân chứng thấy cần thiết phải thông báo cho các phóng viên biết đến. Chỉ mãi sau này, sau khi câu chuyện kỳ lạ xảy ra với chàng sinh viên, người ta mới sực nhớ đến sự việc bé nhỏ ấy. Sự thể là khi các nhân viên cảnh sát gỡ viên trung sĩ Charles Maria Cheaumie ra khỏi cái thòng lọng oan nghiệt thì một con nhện đen to kình bò từ mồm ông ta ra. Người hầu phòng lấy ngón tay búng con nhện và thốt lên:
Comments for chapter "Chương 4"
Theo dõi
Đăng nhập
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất
Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận