Truyện Ma Nguyễn Ngọc Ngạn - Chương 21
Truyện ma Nguyễn Ngọc Ngạn – Hồn về trong gió
Ở làng Vạn Yên, dòng họ ông Đào Ngọc Phú là gia đình duy nhất có nghĩa trang tư thành hình cách đây đã ba thế hệ. Người ta kể rằng lúc ông nội của ông Phú còn ngồi ghế quan huyện đã dùng thế lực để mua lại cơ ngơi của một gia đình lân cận giáp ranh phía sau nhà ông rồi cho san bằng, và lập nghĩa địa riêng, dặn con cháu là khi ông xui tay nhắm mắt thì an táng ấy là miếng đất có long mạch tiềm ẩn. Dòng họ Đào Ngọc sẽ tiếp tục phát thêm được mấy đời nữa.
Khu nghĩa trang ấy nằm vào khu đất trũng, có hàng rào gỗ bao bọc. Quanh năm âm u vì lũy tre già rũ xuống che phủ. Lại thêm cây đa cổ thụ mọc bên hông, tàn lá ngăn hết ánh sáng mặt trời, khiến những ngôi mộ nằm trong đó trông càng lạnh lẽo. nhất là những buổi sáng mờ sương hay những khi chiều tối.
Nhưng có lẽ thầy địa lý đoán sai, cho nên hai ba thế hệ kế tiếp nhau, dòng họ Đào Ngọc cứ xuống dần, thoái Quan vi dân về làm ruộng. Gọi là xuống, nhưng ruộng đất còn rất nhiều, so với đại đa số dân làng thì họ Đào Ngọc vẫn thuộc hàng ăn trên ngồi tróc, vinh hoa phú quý hơn đời.
Chỉ có điều làm ông Phú không hả dạ là vì trong thâm sâu, ông mê làm Quan. ông thích chức quyền để dược nể sợ, chứ không muốn chỉ làm người phú hộ. Tuy giàu mà thiếu cái oai phong, hách dịch. ông bỏ thời gian đi tìm thầy địa lý mãi trên cao bằng, đón về để coi khu nghĩa địa sau vườn, và kể rõ câu chuyện ông nội làm Quan năm xưa, hy vọng là có thể nhờ thầy xoay chuyển lại số mệnh, tái lập con đường hoàng lộ lại cho ông và con cháu.
Nhưng thầy coi xong thế đất rồi bảo:
– Vận số của ông chỉ được đến thế thôi, như vậy cũng được đại phúc lắm rồi. Tương lai hung khiết chưa biết thế nào, cần phải thi ân bố đức cho thật nhiều. Nhân đã dạy là Tiên tích đức, hậu tầm long. Xưa Cao Biền thời Đường bên Tàu sang cai trị nước ta, xây thành Đại La, dùng phép phong thủy để yểm chấn những nơi có long mạch, hòng làm cho dân Nam mỗi ngày một suy yếu, không vùng lên được. Phép yểm buà của Cao Biền hiểm hóc lắm, giết đứa con gái 17 tuổi, moi hết ruột gan, nhồi cỏ vào bụng, rồi cho mặc quần áo màu vàng, giả làm Thần Linh để đánh lừa Thần Núi Tản ở nước ta. Phép ấy thì tôi cũng có thể làm được để xoay chuyển vận số cho ông. Nhưng xét ra ác động và tội âm đức lắm. Con cháu về sau sẽ phát cuồng, mà đi ăn xin tha phương cầu thực.
ông Phú nghe xong, thở dài não ruột, chia tay ông thầy địa lý, rồi ông ra phía trang sau nhà thắp nhang khắp lượt, con mèo đen thoăn thoắt chạy theo, con mèo này ông nuôi từ khi mới đẻ, lúc nào cũng gắn bó không rời ông. ông buồn rầu nhìn gần 20 ngôi mộ xây cùng kích thước. Phần lớn lớp xi măng bọc ngoài đã lên riêu xanh mốc. Người lạ đến nhà ông bất chợt ra vườn sau, nhìn thấy những ngôi mộ san sát ấy, thường khó tránh khỏi cái cảm giác rờn rợn bao phủ. Nhưng với cả nhà ông thì đã quá quen mắt từng ngày, nên chẳng bao giờ bận tâm đến. Thậm chí có những đêm trăng mờ, lũ con ông còn dám rủ nhau ra, chọn một ngôi mộ bằng phẳng, leo lên ngồi cầu cơ gọi hồn về để hỏi chuyện tương lai. Thầy địa lý đi rồi, bà Phú ngước mắt nhìn chồng và nhắc lại:
– Thầy nói đúng lắm đó ông à! Mình được như thế này là quý lắm rồi. Phúc đức tại tâm, Thầy bảo phải thi ân bố đức, thì cứ nghe lời thầy mà làm. Từ nay, giúp được ai cái gì thì mình cứ giúp ; ông đừng có đón Thầy về nữa, tốn phí mà chẳng có lợi lộc gì. Theo tôi thì, cứ ăn ở cho phải đạo là tốt hơn cả.
ông Phú nhíu mày gắt nhẹ:
– Bà nói chuyện hay nhỉ? Thi ân bố đức thì lúc nào mà tôi chả rộng rãi hơn người? Cái dạo vỡ đê năm thìn, không có tôi bỏ tiền cứu lụt ở làng này, thì cả làng không có đủ đất mà chôn người chết, bà quên rồi hay sao? Rồi cái dạo năm Dậu bị hạn hán, củ chuối củng không có mà ăn, dân làng chết như rạ. Nửa năm trời tôi xuất kho phát chẩn cứu bao nhiêu người đều không là thì ân bố đức hay sao?
Bà Phú dè dặt góp ý:
– Hời… Nói của đáng tội, tiền của ông nội nhà mình thì đều là….là…
– Đều là thế nào? Có phải bà định bảo là tiền của phi nghĩa, bóc lột của người nghèo có phải không? Tôi cấm bà mở miệng nhắc đến việc ấy. Nghe lời những quân mất dạy ở ngoài đường.
Bà Phú nhẫn nhục phân trần:
– Sao mà cứ động một tí là ông cứ mắng tôi? Tôi là tôi vì ông, vì các con, nên mới bàn góp cho ông vài lời, chứ tôi có muốn nói ra làm gì? Tôi chỉ nhắc lại lời thầy địa lý bảo là mình phải làm phúc. ông cứu lụt rồi ông phát chẩn thì tôi quên làm sao được? Chính tôi cùng với người làm gánh từng gánh cơm ra đê cho người ta ăn mà. Rồi tôi múc cơm rồi tôi phát vải ra cho dân nghèo. ông tưởng tôi không nhớ hay sao? Nhưng mà ông ạ! Những việc ấy mình làm là vì lúc ấy ông định ra tranh cái ghế nghị viên, cần mua cảm tình của thiên hạ chứ không phải là vì lòng tốt đâu ông? Mình thì mình lừa người được chứ mình che mắt Thánh thế nào được?
ông Phú tái mặt quát lớn:
– Bà câm đi! Bà vào nhà này bưng bát cơm đầy, kẻ hầu người hạ, ăn trắng mặc trơn. Không nhớ ơn thì thôi, lại còn giở giọng bạc bẻo.
Bà Phú sợ quá vội lủi thủi bỏ vào nhà. Bà ngẩm nghĩ lại chuổi ngày dài đăng đẳng sống với chồng, sinh cho chồng bốn đứa con: hai trai, hai gái. Quả thực, miếng cơm manh áo thì bà chưa bao giờ phải bận tâm dù gia cảnh có sa sút đôi chút so với thời trước. Nhưng hai vợ chồng có những khác biệt quá sâu đậm về tính tình mà luôn luôn bà phải chịu đựng. Bà hiền lành bao nhiêu thì hình như ông Phú là người mang ác tính bẩm sinh.
Anh bếp Nhỡ ở với gia đình bà gần 10 năm, một hôm ăn cắp mấy đấu gạo mang về cho Mẹ già, bị cô con gái bắt gặp tri hô lên. Với bà Phú thì chuyện ấy nhỏ nhặt quá, chẳng có gì phải làm lớn. Bà gọi anh lại và mắng:
– Này, mày dốt vừa vừa thôi! Mày cần gạo sao không bảo tao một tiếng? Lần sau mà giở cái thói ăn cắp là chết với tao đấy nhé.
Bà nạt cho có lệ thôi, chứ bà biết Nhỡ hiền lành. Lấy trộm gạo là điều bất đắc dĩ. Nhưng không may cho Nhỡ là ông Phú ở trên nhà nghe thấy, ông gọi Nhỡ lên, phang cho mấy gậy gần què chân rồi đuổi thẳng, bà Phú xin mải cũng không được. ông bảo:
– Nuôi thứ ấy trong nhà thì thế nào cũng có ngày nó làm nội ứng dắt cướp vào. Đuổi nó đi, cẩn tắc vô ấy náy
Bà Phú dúi cho ít tiền và bảo Nhỡ mang về nhà cho mẹ già và dặn hễ khi nào túng quẩn quá, không biết trông vào đâu, thì tìm cách gặp riêng bà, bà sẽ giúp đỡ. Những việc nhân đức bà làm ngoài sự thúc đẩy tự nhiên do bản tính trời sinh, bà còn muốn thực hiện để phần nào trả nợ cho chồng, trả cái nợ do những hành vi bất chính và nhẩn tâm của ông Phú. Bà không phải là người sùng đạo của bất cứ tôn giáo nào, nhưng bà tin một cách đơn giản rằng: làm lành thì hưởng phước, gieo gió thì ắt có ngày gặt bảo.
Trước đó ông Phú có mối thù với ông Kháng Lạc chỉ vì tranh nhau mua lại mấy sào ruộng chiêm ở đầu làng. Việc chưa ngã ngủ, ông Phú cho người nhà nữa đêm lẻn đến nhà ông Lạc, ra lũy tre bên hông, dấu mấy chai rượu lậu và đồ nghề gần bờ ao rồi báo Tây đoan về bắt. Quả nhiên cái tết năm ấy, ông Lạc đi tù với đầy đủ tang vật: Cái nồi đồng ba mươi lưng lửng bá rượu, thúng gạo nếp đã vo sẳn, cái trỏ và hai cái bong bóng trâu. Toàn những thứ chỉ dùng cho việc nấu rượu.
Bà Phú biết việc này, nhưng không dám lên tiếng trách chồng, chỉ thở dài vì thấy chồng làm những điều thất đức quá. Bà lo cho đàn con mai sau phải gánh chịu hậu quả bởi bà vốn tin vào luật vay trả, vào thuyết quả báo. Con cái nhờ đức của cha, bà thường nghe nói thế, nên bà rất sợ cho hai cô con gái của mình.
Bốn đứa con của bà, Long đã có vợ hai con cũng ở ngay trong làng. Kim mới lấy chồng chưa có con, ở khác làng nhưng cùng tổng, cách một cánh đồng ngô. Còn con gái thứ ba là Nhàn và cậu út Hoành đang ở chung với bố mẹ. Gia đình như thế thì kể củng là ít người bởi căn nhà cổ kính truyền đã ba đời của ông Phú thuộc loại đồ sộ, tường xây mái ngói, cột gỗ lim, trông oai phong và vĩ đại lắm. Một cơ ngơi rộng rãi như vậy mà chỉ có hai vợ chồng, hai đứa con, thêm chị người làm và con mèo là hết.
Chị người làm ở với ông bà Phú đã 20 năm còn con mèo đen thì ông Phú nuôi từ khi mới đẻ đến nay đã lớn lắm, người ta cứ gọi nó là con cò con. Con mèo gắn bó với ông Phú, đi đâu nó cũng theo đấy, thậm chí ban đêm nó cũng chui vào buồng ngủ với ông. Ít khi thèm đi rình bắt chuột.
Làng Vạn Yên phần đông là người nghèo, mái tranh vách đất san sát bên nhau càng làm nổi bật căn nhà đồ sộ của ông Phú truyền từ đời ông nội để lại. Nhà dựng trên nền cao, mái ngói rêu phong cổ kính, với những cây cột gỗ lim đỏ thẳm, càng làm tăng thêm vẻ nghiêm trang và tăng thêm cái uy thế cho gia chủ mỗi khi người làng khúm núm đến vay nợ.
Nghề cho vay lãi cắt cỗ giúp cho ông Phú đã giàu thêm, bà Phú thường vẩn giấu chồng giảm tiền lời hoặc rộng lượng xí xóa mỗi khi con nợ gặp phải túng bấn,không trả nổi. Riêng ông thì một xu cũng không bỏ qua. Trong cái cơ ngơi khoảng khoắc ấy, gia đình ông Đào Ngọc Phú rất thanh thản, chẳng những vì của cải dư thừa mà vì các con đều ngoan ngoãn. Riêng bà Phú lại càng cảm thấy hạnh phúc vì Long đã cho bà hai đứa nội kháu khỉnh. Còn Kim tuy chưa có con, nhưng lấy dược chồng hiền, và cho đến nay thì gia đình chồng cũng tỏ ra quý dâu, chứ không hành hạ như nhiều gia đình khác ở làng Vạn Yên.
Bà tin rằng đó là do cái phúc mà đã tạo được quua những việc từ thiện. Nhưng chồng bà thì khác, mỗi khi nghe vợ khen bên thông gia đối xử tử tế với con gái ông, ông đều vênh mặt hiu hiu tự đắc nói:
– Họ sợ cái uy của tôi chứ tử tế cái gì? Bố bảo tụi nó cũng chẳng dám động đến cái Kim nhà này.
Bà Phú nén tiếng thở dài, cố đè nén nổi bực mình để khỏi cãi lại.
Cuộc sống đang bình thường như dòng nước êm trôi. Chỉ một buổi sáng tinh mơ, cả nhà chưa ai thức giấc, gà trong thôn chưa gáy tiếng thứ nhất. Bổng con mèo đen đang nằm thiu thiu trên cái ghế bên cạnh giường ông bà Phú, chồm lên lao vọt qua cửa sổ và kêu thét liên hồi, và cùng với tiếng thét ngân dài ấy, con mèo chạy vùn vụt trên mái ngói, vụt phóng xuống trước sân, gầm gừ rên rỉ như giận dữ. Mèo cắn nhau kêu lên là chuyện thường, nhưng bổng ông bà Phú nghe gõ cửa. Bà Phú giật mình ngồi nhổm dậy, quay đầu ngó qua khe cửa sổ, thấy trời còn tối lắm. Tưởng chồng chưa thức, bà rón rén bước xuống, không muốn làm mất giấc ngủ của chồng, bà vừa vấn tóc, vừa cằn nhằn nho nhỏ:
– Đứa nào mà gỏ cửa sớm thế này?
Nhưng ông Phú cũng đã dậy ngay từ lúc con mèo lao ra cửa sổ, ông định nhân tiện đi tiểu, nên bảo vợ:
– Bà cứ nằm đây, để tôi xem đứa nào mà dám đánh thức tôi với bà vào giờ này?
Trong thâm tâm, cả hai ông bà yên chí là chị Thuần, người giúp việc lâu năm của gia đình này hằng đêm ngủ dưới bếp, sáng nay bẩm báo việc gì gấp hoặc một trong hai đứa cởno buồng bên kia có chuyện phải gặp bố mẹ. ông xỏ guốc, đứng dậy tiến ra tháo then cửa. Trời mờ tối, lại dày đặc sương mù, ông mở to cặp mắt, chưa kịp lên tiếng thì giật mình ngạc nhiên thấy một đứa bé gái khoảng ba tuổi đứng dưới sân trong vùng sương mờ ảo, không trông rõ mặt. Con bé chià tay xin:
– Ông… ông làm ơn cho con nắm cơm… Con đói quá!
Đứa bé đứng ngay trước mặt ông, cách có mấy bước, nhưng giọng nói nghe âm vang xa lạ quá, như từ chốn thăm thẳm nào vọng về ; ông bực mình quát lớn theo thói quen hống hách của mình:
– Con cái nhà ai đi ăn xin nữa đêm thế này? Xéo ngay! Làm mất giấc ngủ của ông. ông lại vả cho mấy cái bây giờ.
Mặc cho phản ứng dữ tợn của ông, đứa bé vẫn đứng im ngước lên nhìn ông như thoát tục, mặt nó trắng toát, đôi mắt trừng trừng, nhìn ông đăm đăm. Khiến chỉ vài giây sau, ông đã mất hẳn bình tỉnh, và như có luồng gió lạnh buốt bất chợt thổi ập vào người, làm ông lẩy bẩy run sợ. Đứa bé lập lại bằng giọng sâu thẳm hơn:
– Con..Con đói quá, xin ông làm phúc cho con bát cơm.
ông Phú đứng á khẩu tại chỗ, mồm há ra, mắt tự nhiên lạc thần. Vừa lúc ấy có giọng nói đàn bà từ cổng đưa vào:
– Con ơi! về con ơi! Về với mẹ con ơi!
ông Phú kinh hãi nhìn ra cửa, thấy một người phụ nữ mặc đồ trắng toát, đứng tuốt ở cuối sân, sát cái cổng xây nhà ông giơ tay vẫy vẫy. Khoảng cách khá xa, lại gặp màn sương đục, ông không trông rõ mặt, chỉ thấy mái tóc dài đen nhánh phủ xuống vai nổi bật trên nền áo trắng. Ông còn đang ngơ ngác, mất thần thì con mèo đen từ lưng sau lao vụt xuống bên ông kêu thét lên, đôi mắt nó lông lên sòng sọc và nhe hàm răng nhọn hoắt ra gầm gừ, muốn lao lại vồ đứa bé. Hai chân với những móng sắt dài, nó cào liên tiếp trên nền gạch. ông Phú nghe rõ tim mình đập thình thịch như sắp phá vỡ lồng ngực. Thoáng trong chớp mắt, ông không còn thấy đứa bé nữa. ông ngước nhìn ra xa, thì hai cái bóng trắng ấy đã ra tuốt ngoài cuối sân,đang dắt tay nhau bước ra khỏi cổng nhà ông, và mất hút ở khóm tre bên đường.
Cả lúc sau, ông mới định thần, chập choạng bước lui vào nhà, miệng ú ớ kêu:
– Bà, bà ơi! bà..bà… bà ra ngay đây..bà ơi!
ông lùi hẳn vào bên trong, đóng ập cánh cửa lại, bà Phú từ trên giường bước xuống ngạc nhiên hỏi:
– Ủa cái thuần nó cần cái gì mà nó gọi sớm thế?
ông Phú run rẩy ngồi xuống giường lắc đầu lia lịa, một lúc sau ông mới lấy lại chút bình tỉnh bảo:
– Không! không phải cái Thuần.
– Ơ… không phải cái Thuần thì đứa nào mà gõ cửa sớm thế? Con Nhàn hay thằng Hoành?
ông Phú nắm chặt bàn tay vợ, còn bàn tay ông thì lạnh toát như nước đá, ông thở hổn hển bảo vợ:
– Bà… bà ra xem nó có còn ở ngoài ấy không?
Bà Phú không hiểu gì chỉ biết từ ngày về với ông Phú, hiếm thấy khi nào ông như thế này. Bà hỏi lại:
– Đứa nào mới được chứ?
– Đứa bé con.
Bà Phú càng ngạc nhiên:
– Đứa bé con nào? Nhà này làm gì có trẻ con?
– Không… biết con nhà ai mà nó đi xin ăn.
– Khổ thân! Ăn xin mà vào giờ này? Nhà này thiếu gì cơm nguội. Sao ông không cho nó một bát? thôi được, để tôi xuống bếp, tôi bảo cái Thuần nó lấy cho nó vậy.
Dứt lời, bà bước nhanh ra cửa, bởi vì bà vốn có lòng từ tâm. ông Phú nói với theo:
– Ừ… bà ra xem nó có còn ngoài sân không?
Rồi ông ngồi trố mắt nhìn theo, hồi hộp chờ đợi. Mở cửa, con mèo đen lao vụt vào, nhảy lên cái ghế thường của nó. Đêm tối, đôi mắt nó nhìn đăm đăm như hai ngọn lửa loé sáng có pha chút xíu màu đỏ. Bà Phú bước hẳn ra thềm, đứng nhìn quanh khắp sân và hai bên hiên, nhưng không thấy đứa bé nào cả. Bà nhướng mắt, cố phóng tầm nhìn ra phía cổng vì sương sơm dày đặc quá. Bà đứng trên thềm, quay đầu nói vọng vào:
– Có cái đứa nào đâu? Già trẻ lớn bé, chả có thấy ai hết. ông chỉ trông gà hóa cuốc, chứ có ăn mày nào mà dám vào nhà mình giờ này?
ông Phú lo lắng nói vọng ra:
– Không có ai thì bà vào đi. Bà vào rồi khép cửa lại.
Bà Phú làm theo lời chồng, trở vào giường nằm. Nhưng ông Phú bảo bà thắp cho ông ngọn đèn vặn lớn đặt trên cái bàn giữa nhà rồi vào nằm bên ông. Bà thấy rõ toàn thân ông Phú vẫn còn run lên bần bật từng cơn, ông kéo tấm chăn mỏng phủ lên tới cổ và mắt mở trừng trừng ngó lên trần. Bà Phú lấy làm lạ là tự dưng ông Phú chống bà lại đòi thắp đèn, bình thường khi đi ngủ, ông không chịu được ánh sáng dù chỉ một ngọn đèn leo lét dựng trên bàn thờ, ông cũng bắt che lại, đừng để lọt vào mắt ông. Có đèn ông không ngủ được, ông thường lập đi lập lại như thế!
Bà Phú xoay về phía ông, đưa một tay đặt lên trên trán, và lần xuống cánh tay, và bàn tay ông, thấy chỗ nào cũng lạnh toát, bà lo lắng hỏi:
– Sao mà lạnh hết lên thế này? Trời muà hè mà sao lạnh rét lên thế này?
Bà nghe thấy rõ hai hàm răng ông đập vào nhau lách cách như đi ngoài tời muà đông, gặp gió bấc thổi mạnh, bà đăm chiêu hỏi:
– Ông ơi, ông thấy trong người như thế nào? hay là lúc nãy ông mở cửa ra thì gặp luồng gió độc? Thôi cứ nằm yên đấy đi, tôi lấy lá dầu không tôi hơ lửa, tôi đánh gió cho ông nhé!
ông Phú lắc đầu, cố nói bằng giọng điềm tỉnh hơn:
– Có gì đâu! Nhưng mà bà nhớ là cả bà và tôi cùng nghe thấy tiếng gõ cửa, có phải không nào?
– Đúng rồi, tôi còn nghe thấy trước ông nữa kia mà. Tiếng con mèo nhà mình nó kêu trước rồi tiếng đập cửa sau.
ông Phú chậm rãi kể:
– Ừ! Bà làm chứng đấy nhé, rõ ràng là có tiếng gõ cửa. Tôi ra mở cửa thì thấy có đứa bé con đứng ở dưới sân chià tay xin cơm, da nó trắng xanh như con nhà giàu mà lại đi ăn xin vào giờ này, thế có lạ không? Tôi đuổi nó đi, thì nó cứ đứng im nhìn tôi, rồi tôi bổng nhiên lạnh buốt. Tháng này làm gì có gió lạnh?
ông đang nói dỡ câu thì bổng con mèo lại tru lên và lao xuống đất. Lần này nó không phóng qua cửa sổ phía sau mà chồm lên, cào mạnh trên cánh cửa ra vào, nhe răng gầm gừ liên tục. ông Phú đang nói, quay mặt lại, nắm chặt cánh tay vợ, trố mắt nhìn theo con mèo. Vài giây sau quả nhiên có tiếng gõ cửa, ông Phú toan hét lên vì kinh sợ, nhưng ông nằm bất động, níu cánh tay vợ thật chặt. Tiếng gõ càng thôi thúc khiến con mèo chồm lên gào cánh cửa, tiếng gầm gừ càng thảm thiết hơn, ông run lập cập bảo bà:
– Nó… nó… nó đấy bà, nó chưa đi đâu.
Bà Phú gỡ tay chồng ra và bảo:
– Ra cho nó bát cơm để nó đi. Rõ lẩn thẩn! Đêm hôm khuya khoắt thế này nó vào đây xin bát cơm, chả lẻ đuổi nó đi à? Thôi được rồi, ông cứ nằm im đó đi. Tôi xuống bếp lấy cơm cho nó.
Ở làng Vạn Yên, dòng họ ông Đào Ngọc Phú là gia đình duy nhất có nghĩa trang tư thành hình cách đây đã ba thế hệ. Người ta kể rằng lúc ông nội của ông Phú còn ngồi ghế quan huyện đã dùng thế lực để mua lại cơ ngơi của một gia đình lân cận giáp ranh phía sau nhà ông rồi cho san bằng, và lập nghĩa địa riêng, dặn con cháu là khi ông xui tay nhắm mắt thì an táng ấy là miếng đất có long mạch tiềm ẩn. Dòng họ Đào Ngọc sẽ tiếp tục phát thêm được mấy đời nữa.
Khu nghĩa trang ấy nằm vào khu đất trũng, có hàng rào gỗ bao bọc. Quanh năm âm u vì lũy tre già rũ xuống che phủ. Lại thêm cây đa cổ thụ mọc bên hông, tàn lá ngăn hết ánh sáng mặt trời, khiến những ngôi mộ nằm trong đó trông càng lạnh lẽo. nhất là những buổi sáng mờ sương hay những khi chiều tối.
Nhưng có lẽ thầy địa lý đoán sai, cho nên hai ba thế hệ kế tiếp nhau, dòng họ Đào Ngọc cứ xuống dần, thoái Quan vi dân về làm ruộng. Gọi là xuống, nhưng ruộng đất còn rất nhiều, so với đại đa số dân làng thì họ Đào Ngọc vẫn thuộc hàng ăn trên ngồi tróc, vinh hoa phú quý hơn đời.
Chỉ có điều làm ông Phú không hả dạ là vì trong thâm sâu, ông mê làm Quan. ông thích chức quyền để dược nể sợ, chứ không muốn chỉ làm người phú hộ. Tuy giàu mà thiếu cái oai phong, hách dịch. ông bỏ thời gian đi tìm thầy địa lý mãi trên cao bằng, đón về để coi khu nghĩa địa sau vườn, và kể rõ câu chuyện ông nội làm Quan năm xưa, hy vọng là có thể nhờ thầy xoay chuyển lại số mệnh, tái lập con đường hoàng lộ lại cho ông và con cháu.
Nhưng thầy coi xong thế đất rồi bảo:
– Vận số của ông chỉ được đến thế thôi, như vậy cũng được đại phúc lắm rồi. Tương lai hung khiết chưa biết thế nào, cần phải thi ân bố đức cho thật nhiều. Nhân đã dạy là Tiên tích đức, hậu tầm long. Xưa Cao Biền thời Đường bên Tàu sang cai trị nước ta, xây thành Đại La, dùng phép phong thủy để yểm chấn những nơi có long mạch, hòng làm cho dân Nam mỗi ngày một suy yếu, không vùng lên được. Phép yểm buà của Cao Biền hiểm hóc lắm, giết đứa con gái 17 tuổi, moi hết ruột gan, nhồi cỏ vào bụng, rồi cho mặc quần áo màu vàng, giả làm Thần Linh để đánh lừa Thần Núi Tản ở nước ta. Phép ấy thì tôi cũng có thể làm được để xoay chuyển vận số cho ông. Nhưng xét ra ác động và tội âm đức lắm. Con cháu về sau sẽ phát cuồng, mà đi ăn xin tha phương cầu thực.
ông Phú nghe xong, thở dài não ruột, chia tay ông thầy địa lý, rồi ông ra phía trang sau nhà thắp nhang khắp lượt, con mèo đen thoăn thoắt chạy theo, con mèo này ông nuôi từ khi mới đẻ, lúc nào cũng gắn bó không rời ông. ông buồn rầu nhìn gần 20 ngôi mộ xây cùng kích thước. Phần lớn lớp xi măng bọc ngoài đã lên riêu xanh mốc. Người lạ đến nhà ông bất chợt ra vườn sau, nhìn thấy những ngôi mộ san sát ấy, thường khó tránh khỏi cái cảm giác rờn rợn bao phủ. Nhưng với cả nhà ông thì đã quá quen mắt từng ngày, nên chẳng bao giờ bận tâm đến. Thậm chí có những đêm trăng mờ, lũ con ông còn dám rủ nhau ra, chọn một ngôi mộ bằng phẳng, leo lên ngồi cầu cơ gọi hồn về để hỏi chuyện tương lai. Thầy địa lý đi rồi, bà Phú ngước mắt nhìn chồng và nhắc lại:
– Thầy nói đúng lắm đó ông à! Mình được như thế này là quý lắm rồi. Phúc đức tại tâm, Thầy bảo phải thi ân bố đức, thì cứ nghe lời thầy mà làm. Từ nay, giúp được ai cái gì thì mình cứ giúp ; ông đừng có đón Thầy về nữa, tốn phí mà chẳng có lợi lộc gì. Theo tôi thì, cứ ăn ở cho phải đạo là tốt hơn cả.
ông Phú nhíu mày gắt nhẹ:
– Bà nói chuyện hay nhỉ? Thi ân bố đức thì lúc nào mà tôi chả rộng rãi hơn người? Cái dạo vỡ đê năm thìn, không có tôi bỏ tiền cứu lụt ở làng này, thì cả làng không có đủ đất mà chôn người chết, bà quên rồi hay sao? Rồi cái dạo năm Dậu bị hạn hán, củ chuối củng không có mà ăn, dân làng chết như rạ. Nửa năm trời tôi xuất kho phát chẩn cứu bao nhiêu người đều không là thì ân bố đức hay sao?
Bà Phú dè dặt góp ý:
– Hời… Nói của đáng tội, tiền của ông nội nhà mình thì đều là….là…
– Đều là thế nào? Có phải bà định bảo là tiền của phi nghĩa, bóc lột của người nghèo có phải không? Tôi cấm bà mở miệng nhắc đến việc ấy. Nghe lời những quân mất dạy ở ngoài đường.
Bà Phú nhẫn nhục phân trần:
– Sao mà cứ động một tí là ông cứ mắng tôi? Tôi là tôi vì ông, vì các con, nên mới bàn góp cho ông vài lời, chứ tôi có muốn nói ra làm gì? Tôi chỉ nhắc lại lời thầy địa lý bảo là mình phải làm phúc. ông cứu lụt rồi ông phát chẩn thì tôi quên làm sao được? Chính tôi cùng với người làm gánh từng gánh cơm ra đê cho người ta ăn mà. Rồi tôi múc cơm rồi tôi phát vải ra cho dân nghèo. ông tưởng tôi không nhớ hay sao? Nhưng mà ông ạ! Những việc ấy mình làm là vì lúc ấy ông định ra tranh cái ghế nghị viên, cần mua cảm tình của thiên hạ chứ không phải là vì lòng tốt đâu ông? Mình thì mình lừa người được chứ mình che mắt Thánh thế nào được?
ông Phú tái mặt quát lớn:
– Bà câm đi! Bà vào nhà này bưng bát cơm đầy, kẻ hầu người hạ, ăn trắng mặc trơn. Không nhớ ơn thì thôi, lại còn giở giọng bạc bẻo.
Bà Phú sợ quá vội lủi thủi bỏ vào nhà. Bà ngẩm nghĩ lại chuổi ngày dài đăng đẳng sống với chồng, sinh cho chồng bốn đứa con: hai trai, hai gái. Quả thực, miếng cơm manh áo thì bà chưa bao giờ phải bận tâm dù gia cảnh có sa sút đôi chút so với thời trước. Nhưng hai vợ chồng có những khác biệt quá sâu đậm về tính tình mà luôn luôn bà phải chịu đựng. Bà hiền lành bao nhiêu thì hình như ông Phú là người mang ác tính bẩm sinh.
Anh bếp Nhỡ ở với gia đình bà gần 10 năm, một hôm ăn cắp mấy đấu gạo mang về cho Mẹ già, bị cô con gái bắt gặp tri hô lên. Với bà Phú thì chuyện ấy nhỏ nhặt quá, chẳng có gì phải làm lớn. Bà gọi anh lại và mắng:
– Này, mày dốt vừa vừa thôi! Mày cần gạo sao không bảo tao một tiếng? Lần sau mà giở cái thói ăn cắp là chết với tao đấy nhé.
Bà nạt cho có lệ thôi, chứ bà biết Nhỡ hiền lành. Lấy trộm gạo là điều bất đắc dĩ. Nhưng không may cho Nhỡ là ông Phú ở trên nhà nghe thấy, ông gọi Nhỡ lên, phang cho mấy gậy gần què chân rồi đuổi thẳng, bà Phú xin mải cũng không được. ông bảo:
– Nuôi thứ ấy trong nhà thì thế nào cũng có ngày nó làm nội ứng dắt cướp vào. Đuổi nó đi, cẩn tắc vô ấy náy
Bà Phú dúi cho ít tiền và bảo Nhỡ mang về nhà cho mẹ già và dặn hễ khi nào túng quẩn quá, không biết trông vào đâu, thì tìm cách gặp riêng bà, bà sẽ giúp đỡ. Những việc nhân đức bà làm ngoài sự thúc đẩy tự nhiên do bản tính trời sinh, bà còn muốn thực hiện để phần nào trả nợ cho chồng, trả cái nợ do những hành vi bất chính và nhẩn tâm của ông Phú. Bà không phải là người sùng đạo của bất cứ tôn giáo nào, nhưng bà tin một cách đơn giản rằng: làm lành thì hưởng phước, gieo gió thì ắt có ngày gặt bảo.
Trước đó ông Phú có mối thù với ông Kháng Lạc chỉ vì tranh nhau mua lại mấy sào ruộng chiêm ở đầu làng. Việc chưa ngã ngủ, ông Phú cho người nhà nữa đêm lẻn đến nhà ông Lạc, ra lũy tre bên hông, dấu mấy chai rượu lậu và đồ nghề gần bờ ao rồi báo Tây đoan về bắt. Quả nhiên cái tết năm ấy, ông Lạc đi tù với đầy đủ tang vật: Cái nồi đồng ba mươi lưng lửng bá rượu, thúng gạo nếp đã vo sẳn, cái trỏ và hai cái bong bóng trâu. Toàn những thứ chỉ dùng cho việc nấu rượu.
Bà Phú biết việc này, nhưng không dám lên tiếng trách chồng, chỉ thở dài vì thấy chồng làm những điều thất đức quá. Bà lo cho đàn con mai sau phải gánh chịu hậu quả bởi bà vốn tin vào luật vay trả, vào thuyết quả báo. Con cái nhờ đức của cha, bà thường nghe nói thế, nên bà rất sợ cho hai cô con gái của mình.
Bốn đứa con của bà, Long đã có vợ hai con cũng ở ngay trong làng. Kim mới lấy chồng chưa có con, ở khác làng nhưng cùng tổng, cách một cánh đồng ngô. Còn con gái thứ ba là Nhàn và cậu út Hoành đang ở chung với bố mẹ. Gia đình như thế thì kể củng là ít người bởi căn nhà cổ kính truyền đã ba đời của ông Phú thuộc loại đồ sộ, tường xây mái ngói, cột gỗ lim, trông oai phong và vĩ đại lắm. Một cơ ngơi rộng rãi như vậy mà chỉ có hai vợ chồng, hai đứa con, thêm chị người làm và con mèo là hết.
Chị người làm ở với ông bà Phú đã 20 năm còn con mèo đen thì ông Phú nuôi từ khi mới đẻ đến nay đã lớn lắm, người ta cứ gọi nó là con cò con. Con mèo gắn bó với ông Phú, đi đâu nó cũng theo đấy, thậm chí ban đêm nó cũng chui vào buồng ngủ với ông. Ít khi thèm đi rình bắt chuột.
Làng Vạn Yên phần đông là người nghèo, mái tranh vách đất san sát bên nhau càng làm nổi bật căn nhà đồ sộ của ông Phú truyền từ đời ông nội để lại. Nhà dựng trên nền cao, mái ngói rêu phong cổ kính, với những cây cột gỗ lim đỏ thẳm, càng làm tăng thêm vẻ nghiêm trang và tăng thêm cái uy thế cho gia chủ mỗi khi người làng khúm núm đến vay nợ.
Nghề cho vay lãi cắt cỗ giúp cho ông Phú đã giàu thêm, bà Phú thường vẩn giấu chồng giảm tiền lời hoặc rộng lượng xí xóa mỗi khi con nợ gặp phải túng bấn,không trả nổi. Riêng ông thì một xu cũng không bỏ qua. Trong cái cơ ngơi khoảng khoắc ấy, gia đình ông Đào Ngọc Phú rất thanh thản, chẳng những vì của cải dư thừa mà vì các con đều ngoan ngoãn. Riêng bà Phú lại càng cảm thấy hạnh phúc vì Long đã cho bà hai đứa nội kháu khỉnh. Còn Kim tuy chưa có con, nhưng lấy dược chồng hiền, và cho đến nay thì gia đình chồng cũng tỏ ra quý dâu, chứ không hành hạ như nhiều gia đình khác ở làng Vạn Yên.
Bà tin rằng đó là do cái phúc mà đã tạo được quua những việc từ thiện. Nhưng chồng bà thì khác, mỗi khi nghe vợ khen bên thông gia đối xử tử tế với con gái ông, ông đều vênh mặt hiu hiu tự đắc nói:
– Họ sợ cái uy của tôi chứ tử tế cái gì? Bố bảo tụi nó cũng chẳng dám động đến cái Kim nhà này.
Bà Phú nén tiếng thở dài, cố đè nén nổi bực mình để khỏi cãi lại.
Cuộc sống đang bình thường như dòng nước êm trôi. Chỉ một buổi sáng tinh mơ, cả nhà chưa ai thức giấc, gà trong thôn chưa gáy tiếng thứ nhất. Bổng con mèo đen đang nằm thiu thiu trên cái ghế bên cạnh giường ông bà Phú, chồm lên lao vọt qua cửa sổ và kêu thét liên hồi, và cùng với tiếng thét ngân dài ấy, con mèo chạy vùn vụt trên mái ngói, vụt phóng xuống trước sân, gầm gừ rên rỉ như giận dữ. Mèo cắn nhau kêu lên là chuyện thường, nhưng bổng ông bà Phú nghe gõ cửa. Bà Phú giật mình ngồi nhổm dậy, quay đầu ngó qua khe cửa sổ, thấy trời còn tối lắm. Tưởng chồng chưa thức, bà rón rén bước xuống, không muốn làm mất giấc ngủ của chồng, bà vừa vấn tóc, vừa cằn nhằn nho nhỏ:
– Đứa nào mà gỏ cửa sớm thế này?
Nhưng ông Phú cũng đã dậy ngay từ lúc con mèo lao ra cửa sổ, ông định nhân tiện đi tiểu, nên bảo vợ:
– Bà cứ nằm đây, để tôi xem đứa nào mà dám đánh thức tôi với bà vào giờ này?
Trong thâm tâm, cả hai ông bà yên chí là chị Thuần, người giúp việc lâu năm của gia đình này hằng đêm ngủ dưới bếp, sáng nay bẩm báo việc gì gấp hoặc một trong hai đứa cởno buồng bên kia có chuyện phải gặp bố mẹ. ông xỏ guốc, đứng dậy tiến ra tháo then cửa. Trời mờ tối, lại dày đặc sương mù, ông mở to cặp mắt, chưa kịp lên tiếng thì giật mình ngạc nhiên thấy một đứa bé gái khoảng ba tuổi đứng dưới sân trong vùng sương mờ ảo, không trông rõ mặt. Con bé chià tay xin:
– Ông… ông làm ơn cho con nắm cơm… Con đói quá!
Đứa bé đứng ngay trước mặt ông, cách có mấy bước, nhưng giọng nói nghe âm vang xa lạ quá, như từ chốn thăm thẳm nào vọng về ; ông bực mình quát lớn theo thói quen hống hách của mình:
– Con cái nhà ai đi ăn xin nữa đêm thế này? Xéo ngay! Làm mất giấc ngủ của ông. ông lại vả cho mấy cái bây giờ.
Mặc cho phản ứng dữ tợn của ông, đứa bé vẫn đứng im ngước lên nhìn ông như thoát tục, mặt nó trắng toát, đôi mắt trừng trừng, nhìn ông đăm đăm. Khiến chỉ vài giây sau, ông đã mất hẳn bình tỉnh, và như có luồng gió lạnh buốt bất chợt thổi ập vào người, làm ông lẩy bẩy run sợ. Đứa bé lập lại bằng giọng sâu thẳm hơn:
– Con..Con đói quá, xin ông làm phúc cho con bát cơm.
ông Phú đứng á khẩu tại chỗ, mồm há ra, mắt tự nhiên lạc thần. Vừa lúc ấy có giọng nói đàn bà từ cổng đưa vào:
– Con ơi! về con ơi! Về với mẹ con ơi!
ông Phú kinh hãi nhìn ra cửa, thấy một người phụ nữ mặc đồ trắng toát, đứng tuốt ở cuối sân, sát cái cổng xây nhà ông giơ tay vẫy vẫy. Khoảng cách khá xa, lại gặp màn sương đục, ông không trông rõ mặt, chỉ thấy mái tóc dài đen nhánh phủ xuống vai nổi bật trên nền áo trắng. Ông còn đang ngơ ngác, mất thần thì con mèo đen từ lưng sau lao vụt xuống bên ông kêu thét lên, đôi mắt nó lông lên sòng sọc và nhe hàm răng nhọn hoắt ra gầm gừ, muốn lao lại vồ đứa bé. Hai chân với những móng sắt dài, nó cào liên tiếp trên nền gạch. ông Phú nghe rõ tim mình đập thình thịch như sắp phá vỡ lồng ngực. Thoáng trong chớp mắt, ông không còn thấy đứa bé nữa. ông ngước nhìn ra xa, thì hai cái bóng trắng ấy đã ra tuốt ngoài cuối sân,đang dắt tay nhau bước ra khỏi cổng nhà ông, và mất hút ở khóm tre bên đường.
Cả lúc sau, ông mới định thần, chập choạng bước lui vào nhà, miệng ú ớ kêu:
– Bà, bà ơi! bà..bà… bà ra ngay đây..bà ơi!
ông lùi hẳn vào bên trong, đóng ập cánh cửa lại, bà Phú từ trên giường bước xuống ngạc nhiên hỏi:
– Ủa cái thuần nó cần cái gì mà nó gọi sớm thế?
ông Phú run rẩy ngồi xuống giường lắc đầu lia lịa, một lúc sau ông mới lấy lại chút bình tỉnh bảo:
– Không! không phải cái Thuần.
– Ơ… không phải cái Thuần thì đứa nào mà gõ cửa sớm thế? Con Nhàn hay thằng Hoành?
ông Phú nắm chặt bàn tay vợ, còn bàn tay ông thì lạnh toát như nước đá, ông thở hổn hển bảo vợ:
– Bà… bà ra xem nó có còn ở ngoài ấy không?
Bà Phú không hiểu gì chỉ biết từ ngày về với ông Phú, hiếm thấy khi nào ông như thế này. Bà hỏi lại:
– Đứa nào mới được chứ?
– Đứa bé con.
Bà Phú càng ngạc nhiên:
– Đứa bé con nào? Nhà này làm gì có trẻ con?
– Không… biết con nhà ai mà nó đi xin ăn.
– Khổ thân! Ăn xin mà vào giờ này? Nhà này thiếu gì cơm nguội. Sao ông không cho nó một bát? thôi được, để tôi xuống bếp, tôi bảo cái Thuần nó lấy cho nó vậy.
Dứt lời, bà bước nhanh ra cửa, bởi vì bà vốn có lòng từ tâm. ông Phú nói với theo:
– Ừ… bà ra xem nó có còn ngoài sân không?
Rồi ông ngồi trố mắt nhìn theo, hồi hộp chờ đợi. Mở cửa, con mèo đen lao vụt vào, nhảy lên cái ghế thường của nó. Đêm tối, đôi mắt nó nhìn đăm đăm như hai ngọn lửa loé sáng có pha chút xíu màu đỏ. Bà Phú bước hẳn ra thềm, đứng nhìn quanh khắp sân và hai bên hiên, nhưng không thấy đứa bé nào cả. Bà nhướng mắt, cố phóng tầm nhìn ra phía cổng vì sương sơm dày đặc quá. Bà đứng trên thềm, quay đầu nói vọng vào:
– Có cái đứa nào đâu? Già trẻ lớn bé, chả có thấy ai hết. ông chỉ trông gà hóa cuốc, chứ có ăn mày nào mà dám vào nhà mình giờ này?
ông Phú lo lắng nói vọng ra:
– Không có ai thì bà vào đi. Bà vào rồi khép cửa lại.
Bà Phú làm theo lời chồng, trở vào giường nằm. Nhưng ông Phú bảo bà thắp cho ông ngọn đèn vặn lớn đặt trên cái bàn giữa nhà rồi vào nằm bên ông. Bà thấy rõ toàn thân ông Phú vẫn còn run lên bần bật từng cơn, ông kéo tấm chăn mỏng phủ lên tới cổ và mắt mở trừng trừng ngó lên trần. Bà Phú lấy làm lạ là tự dưng ông Phú chống bà lại đòi thắp đèn, bình thường khi đi ngủ, ông không chịu được ánh sáng dù chỉ một ngọn đèn leo lét dựng trên bàn thờ, ông cũng bắt che lại, đừng để lọt vào mắt ông. Có đèn ông không ngủ được, ông thường lập đi lập lại như thế!
Bà Phú xoay về phía ông, đưa một tay đặt lên trên trán, và lần xuống cánh tay, và bàn tay ông, thấy chỗ nào cũng lạnh toát, bà lo lắng hỏi:
– Sao mà lạnh hết lên thế này? Trời muà hè mà sao lạnh rét lên thế này?
Bà nghe thấy rõ hai hàm răng ông đập vào nhau lách cách như đi ngoài tời muà đông, gặp gió bấc thổi mạnh, bà đăm chiêu hỏi:
– Ông ơi, ông thấy trong người như thế nào? hay là lúc nãy ông mở cửa ra thì gặp luồng gió độc? Thôi cứ nằm yên đấy đi, tôi lấy lá dầu không tôi hơ lửa, tôi đánh gió cho ông nhé!
ông Phú lắc đầu, cố nói bằng giọng điềm tỉnh hơn:
– Có gì đâu! Nhưng mà bà nhớ là cả bà và tôi cùng nghe thấy tiếng gõ cửa, có phải không nào?
– Đúng rồi, tôi còn nghe thấy trước ông nữa kia mà. Tiếng con mèo nhà mình nó kêu trước rồi tiếng đập cửa sau.
ông Phú chậm rãi kể:
– Ừ! Bà làm chứng đấy nhé, rõ ràng là có tiếng gõ cửa. Tôi ra mở cửa thì thấy có đứa bé con đứng ở dưới sân chià tay xin cơm, da nó trắng xanh như con nhà giàu mà lại đi ăn xin vào giờ này, thế có lạ không? Tôi đuổi nó đi, thì nó cứ đứng im nhìn tôi, rồi tôi bổng nhiên lạnh buốt. Tháng này làm gì có gió lạnh?
ông đang nói dỡ câu thì bổng con mèo lại tru lên và lao xuống đất. Lần này nó không phóng qua cửa sổ phía sau mà chồm lên, cào mạnh trên cánh cửa ra vào, nhe răng gầm gừ liên tục. ông Phú đang nói, quay mặt lại, nắm chặt cánh tay vợ, trố mắt nhìn theo con mèo. Vài giây sau quả nhiên có tiếng gõ cửa, ông Phú toan hét lên vì kinh sợ, nhưng ông nằm bất động, níu cánh tay vợ thật chặt. Tiếng gõ càng thôi thúc khiến con mèo chồm lên gào cánh cửa, tiếng gầm gừ càng thảm thiết hơn, ông run lập cập bảo bà:
– Nó… nó… nó đấy bà, nó chưa đi đâu.
Bà Phú gỡ tay chồng ra và bảo:
– Ra cho nó bát cơm để nó đi. Rõ lẩn thẩn! Đêm hôm khuya khoắt thế này nó vào đây xin bát cơm, chả lẻ đuổi nó đi à? Thôi được rồi, ông cứ nằm im đó đi. Tôi xuống bếp lấy cơm cho nó.
Comments for chapter "Chương 21"
Theo dõi
Đăng nhập
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất
Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận