Truyện Kinh Dị - Nghiệp Chướng - Chương 3
Phần 3: Cúng 100 Ngày.
Thời gian cứ thế thấm thoát trôi qua, 3 ngày rồi một tuần. Người nhà của con Hiền vẫn ra sức tìm kiếm nó, thế nhưng mà hy vọng của họ cũng càng ngày càng tắt lịm dần. Khi ngày thứ ba trôi qua, tính kể từ ngày con nhỏ mất tích, người nhà nó đã lóe lên một tia hy vọng sáng lòa khi mà họ không thấy xác con nhỏ nổi lên. Mọi người đã ra sức tìm kiếm, thế nhưng vẫn không thấy kết quả gì. Sang đến tuần thứ hai thì mọi người đã thưc sự chán nản và không còn một chút hy vọng gì rằng Hiền còn sống sót cả. Hai vợ chồng người con thứ hai thực sự buồn bã, bà mẹ thì đã khóc hết nước mắt, còn người bố thì ngay sau ngày thứ năm cứ im ỉm không nói năng gì. Còn về phần bà Thoa thì sao? Người nhà tuy là bận bịu đi tìm kiếm con nhóc như vậy nhưng chỉ đến ngày thứ ba, khi mà họ không thấy xác của con nhỏ nổi lên, họ bắt đầu để ý tới bà Thoa. Người nhà họ Ngô thấy lạ là tại sao bà Thoa không hề đi tìm kiếm con Hiền mà cứ lủi thủi ở só bếp mà khóc lóc. Có đêm mấy người trong họ này đi tìm con Hiền về muộn, họ nghe thấy tiếng bà Thoa khóc thút thít như thương tiếc cho con nhỏ đó lắm. Thế rồi chiều tối hôm đó, cả hai vợ chồng người con thứ hai mới tiến xuống bếp, nơi mà bà Thoa vẫn ở. Họ quỳ xuống trước mặt bà Thoa mà khóc lóc, người vợ nói:
– Bà ơi … bà có biết con Hiền ở đâu không? Bà làm ơn cho chúng cháu biết với bà ơi … huhuhuhuhu
Bà Thoa lúc này hai hàng nước mắt cũng tuôn trào, bà ta đáp:
– Con Hiền vẫn ở dưới hồ chứ nó có đi đâu đâu…
Người chồng lúc này mới lên tiếng:
– Những đã quá ba ngày rồi mà bà … đã hơn một tuần rồi … nếu con Hiền bị chết đuối thì xác của nó phải nổi lên chứ? Nhưng đằng này …
Bà Thoa cắt lời người chồng:
– Nó bị vong quỷ bắt đi thì làm sao mà xác nó nổi lên được chứ?
Hai vợ chồng nghe đến đây thì ngơ ngác lắm không hiểu chuyện gì cả, còn mấy người nhà có mặt ở đó nghe thấy hai chữ “vong quỷ” thì họ dựng đứng hết cả tóc gáy lên. Người chồng lúc này lắp bắp mà nói trong nước mắt:
– Bà … bà nói sao cơ … vong… vong quỷ nào?
Bà Thoa lúc này nói:
– Bây giờ tôi chỉ có thể mang xác của con Hiền về thôi, hai người có đồng ý không?
Người chồng vẫn nằng nặc hỏi:
– Nhưng bà phải nói rõ cho chúng cháu nghe, vong quỷ mà bà nhắc tới là sao?
Người vợ ngồi bên lúc này mới kéo tay người chồng ra hiệu cho anh ta im đi, thế rồi cô ta nói trong nghẹn ngào:
– Xin bà giúp gia đình chúng con … chúng con chỉ muốn an táng cháu cho đàng hoàng thôi.
Bà Thoa nghe thấy vậy thì bà đứng lên bảo người vợ lấy một bộ quần áo của con Hiền đưa cho bà, thế rồi bà bảo ba nó mau mau đi thuê một cái thúng to nhất trong làng, còn bà thì vòng ra gian bếp với tay lấy cái lưỡi liềm đã rỉ treo ở tường. Ngay tối hôm đó, khi đã có đầy đủ mọi đồ vật, cả dòng họ Ngô kéo nhau ra cái hồ dữa làng vì theo như bà Thoa nói phải mang được xác con nhỏ về càng sớm càng tốt, chứ để lâu thì nó sẽ khó lòng mà yên nghỉ.
Cả dòng họ Ngô tập chung quanh hồ vào tầm 11 giờ đêm, nhiều người dân trong làng thấy tò mò cũng kéo nhau ra coi coi người nhà họ Ngô đang lằm gì. Sau khi đã có đầy đủ mọi thứ, bà Thoa lúc này mới đẩy cái thúng to xuống nước, bà ta trèo lên đó mang theo bộ quần áo của con nhỏ, cái lưỡi liềm, và từ từ trèo ra giữa hồ. Mọi người đứng trên bờ nhìn theo bà Thoa hồi hộp không biết bà ta sẽ làm gì. Bà Thoa ra đến giữa cái hồ thì ngừng tay trèo, cố đứng im để cái thúng dừng hẳn lại. Khi đã đứng tại vị trí mà mình muốn, bà Thoa chắp tay nhắm mắt mồm lẩm nhậm niệm phật. Niệm xong xuôi, bà Thoa lấy cái lưỡi liềm trong thúng sau đó rướn người ra cầm cái lưỡi liềm mà quấy xuống mặt hồ tầm mấy phút. Bất chợt, ngay khi bà ngừng tay thì mặt hồ bắt đầu tạo nên những đợt sóng nhẹ khiến cho cái thúng của bà Thoa chênh vênh lảo đảo. Nhanh như chớp, bà Thoa cầm cái lưỡi liềm lên, bà lấy quần áo của con nhóc cột vào cán của cái lưỡi liềm. Mặc cho cái thúng vẫn chênh vênh, bà Thoa đứng ở trên thúng từ từ thả cái lưỡi liềm xuống hồ, cho đến khi cái lưỡi liềm đã chìm trong nước, bà ta buông tay thả luôn cả cái lưỡi liềm và bộ quần áo xuống hồ. Ngay khi bà Thoa buông tay, lập tức mặt hồ bỗng yên ắng trở lại, xong xuôi đâu đó, bà Thoa ngồi xuống dưới thúng và bắt đầu chờ đợi. Mọi người ngồi trên bờ thấy vậy thì cũng bắt đầu xì xào, nhưng có lẽ họ cũng không biết phải làm gì hơn nên cũng chỉ còn biết chờ đợi mà nhìn chằm chằm về phía bà Thoa. Đêm nay trời quang mây tạnh, ánh trăng soi sáng khắp cả làng và nó soi xuống mặt hồ tạo nên một cái quang cảnh lạnh lẽo. Gió lạnh cũng thổi vi vu, nhiều người ngồi đợi lâu đã ngủ gà ngủ gật, một số người dân làng cảm thấy chán nản cũng đã ra về. Ngồi đó đợi được gần một tiếng, bất chợt một người nhà họ Ngô như nhìn thấy một vật gì đó mới nổi lên trôi gần bên cạnh cái thúng bà Thoa, người này đứng đậy chỉ tay hét lớn:
– Có vật gì mới nổi lên kìa!
Mọi người ở trên bờ lúc này mới nhôn nhao đứng lên mà trên trúc nhau như để cố coi coi đó là vật gì, hai vợ chồng người con thứ hai khi nhìn thấy vật đó có hình dáng như xác một đứa nhóc thì cả hai đã khụy xuống. Bà Thoa ngồi trên thấy người dân láo nháo thì mới đứng lên nhìn xuống dưới thành thúng, bà Thoa như chết lặng người đi khi nhìn thấy xác con nhỏ đang nổi úp mặt xuống ngay bên cạnh thúng. Hai hàng nước mắt của bà tuôn rơi, bà nhẹ nhàng khom người nhấc cái xác của con nhỏ lên. Mọi người đứng ở trên bờ thấy bà Thoa nhấc cái xác của con nhỏ lên thì họ chết điếng người mà nổi da gà ớn lạnh, mẹ của con nhỏ nhìn thấy đó chính là xác của con mình thì mới gào khóc lên thảm thiết. Người mẹ này tính lao xuống hồ bơi ra chỗ thúng thì may thay có mấy người nhà kéo lại ngăn cản, cha của con Hiền thì ngồi bệt xuống cạnh hồ hai mắt không chớp mà nhìn vào xác của đứa con mình ướt xũng. Bà Thoa nhẹ nhàng đặt cái xác của con nhỏ vào thúng rồi chèo vào bờ. Vào gần đến bờ, bà Thoa đặt cái cây chèo xuống rồi bế xác con nhỏ ướt xũng lên mà ôm vào lòng, mấy người trong họ lúc này mới chạy lại mà giữ cái thúng. Bà Thoa bước ra khỏi thúng ôm xác con nhỏ đi nhanh về nhà, vừa đi bà vừa ôm cái xác con nhỏ, vỗ về như thể nó còn sống mà nói trong nghẹn ngào:
– Con đừng khóc nữa… con về nhà rồi …
Mấy người dòng họ Ngô cũng vội vã theo sau, người mẹ của đứa nhóc thì đã ngất lịm đi, còn người cha thì như người vô hồn.
Cả dòng họ Ngô như chết lặng đi trong đau đớn khi mà chưa đến lúc cúng 100 ngày ông Tú thì lại có thêm một thành viên nữa ra đi. Một số con cháu trong dòng họ Ngô sau khi thấy cái cảnh tượng con Hiền này chết đuối mà xác không hề co quắp cứ mềm nhũn ra thì họ bắt đầu cảm thấy lạnh gáy mà thu dọn đồ đạc về lại trên thành phố. Bố mẹ của con nhóc mang được xác đứa con về thì cũng đau lòng lắm, hai người họ đã khóc khô cả nước mắt cho đứa con sấu số này. Nhiều người trong họ bắt đầu linh tính có chuyện gì đó không hay, họ nghi rằng còn có điều gì đó nghi vấn và uẩn khúc sau cái chết của ông Tú và và con Hiền. Một số người bắt đầu bàn tán và nghi ngờ rằng chính bà Thoa đã bỏ bùa và hãm hại cả cái dòng họ này vì bà Thoa là người ngoại tộc duy nhất. Thế nhưng có một số người lại bênh vực cho bà Thoa vì họ biết bà Thoa đã sống với gia đình nhà ông Tú hơn chục năm, trái lại ông Tú và bà Hà đối sử rất tốt với bà Thoa nên không thể nào có chuyện bà Thoa hãm hại cả dòng họ được. Thế nhưng mọi chuyện có lẽ là phải đợi sau khi cúng 100 ngày của ông Tú xong. Bên cạnh đó, còn có một tin vui khác là đứa cháu mà ông Tú quý mến nhất, con Hoa đã hạ sinh ra được một đứa bé gái kháu khỉnh. Hai vợ chồng nhà Hoa rất vui mừng ôm lấy nó vào lòng và hy vọng đứa nhóc này sẽ không chết yểu như đứa con gái đầu tiên của họ. Tuy nhiên, đứa bé gái này khi mới đẻ ra cũng không hề khóc lóc một tí nào, họa chăng đó cũng chính là cái điềm dữ báo cho hai vợ chồng Hoa biết rằng đứa con gái này sẽ y như đứa con gái đầu của họ.
Cuối cùng cúng 100 ngày ông Tú cũng đã tới, thế nhưng mà con cháu của ông ta cũng đã bỏ đi một ít, chính vì cái lí do đó mà cúng 100 ngày ông Tũ không còn được đông đủ nữa. Mọi người cố ăn cho xong, sau khi cơm nước xong xuôi, mấy người đàn bà trong họ nhanh nhanh dọn dẹp đồ xuống bếp, còn lại mấy người con trai bắt đầu họp lại và tìm ra nguyên nhân của mọi việc.
Lúc này mấy người đàn bà họ Ngô ngồi dưới bếp sau khi rửa bát đũa xong cũng bắt đầu bàn tán. Đứa cháu gái hôm nọ đỡ bà Thoa từ ngoài ruộng vào mới quay ra nhìn bà ta và hỏi:
– Bà ơi, bà có biết chuyện gì đang xảy ra không ạ?
Bà Thoa nhìn đứa cháu, vẻ mặt buồn rầu, bà chỉ khẽ lắc đầu. Đứa cháu gài này lại cất lời:
– Bà nói cho cháu nghe đi, cháu tin là bà biết có chuyện gì đang xảy ra mà…
Bà Thoa chỉ khẽ thở dài, đứa cháu gái này nắm chặt lấy tay bà Thoa, thế rồi bà nhìn nó mà hỏi:
– Cháu lớn lên từ bé ở đây, cháu thấy ông Tú là người như thế nào?
Đứa cháu gái trả lời:
– Cháu thấy ông Tú là người tốt bà ạ, cả bà Hà cũng vậy. Tuy có điều là ông Tú còn hơi cổ hủ và cố chấp về việc dòng họ Hoàng mà thôi.
Bà Thoa gượng gạo cười, thế rồi bà ta nói:
– Cháu nói không sai, thế nhưng nếu bà nói rằng ông Tú trước đây đã gây tội nặng thì cháu có tin không?
Đứa cháu gái này nghe thấy bà Thoa nói thế thì chố mắt ra nhìn, nó tỏ thái độ không tin những gì bà Thoa nói. Thấy vậy, bà Thoa nháy mắt đưa con Huệ ra ngoài và bắt đầu kể cho nó nghe đầu đuôi câu chuyện. Huệ sau nghi nghe chuyện thì cũng chỉ còn biết im lặng, dường như bây giờ sau khi biết được rõ nguyên nhân thì Huệ sợ hơn là buồn. Bà Thoa nắm chặt tay nó mà nói:
– Cháu phải hứa với bà rằng, không được kể chuyện này cho ai, cháu hiểu chứ?
Huệ nhìn bà Thoa, cô ta nhìn vào cái ánh mắt van xin đó, thế rồi Huệ cúi đầu khẽ đáp:
– Dạ vâng ạ.
Mấy người con trai trong họ sau một hồi ngồi họp bàn, cuối cùng họ quyết định rằng sẽ chung tiền lại và đi kiếm một người lên đồng về để gọi hồn của ông Tú và con nhỏ Hiền để hỏi cho ra lẽ. Tối đêm hôm đó, người con trải cả vào phòng của ông Tú ngủ một mình, trong phòng của ông Tú là bừa bộn những quận vải đủ mầu đẹp được sắp xếp đầy phòng. Chả là lúc ông Tú còn sống, ông ta thường đích thân mình kiểm tra những mẫu vải mới, thêm vào đó, với những quận vải chất lượng cao, mầu nhuộm đẹp, ông thường để lại một số ít để khi nào có dịp sẽ mang đi tặng những người thân thiết, hay như những người ông cần nhờ vả. Người con trái đứng giữa phòng nhìn những quận vải xếp thành trồng trong nhà, thật là đẹp quá, chỉ tiếc là cậu ta đã không nối nghiệp ông mà đi theo con đường sây dựng kiến trúc. Người con trai cả này đứng nhìn một lúc thì cậu ta để ý tới một quận vải mầu trắng để trên cùng, quận vải này có vẻ cũ kĩ lắm rồi. Như có một cơn gió lạnh thổi qua, người con trai này bỗng cảm thấy da gà nổi lên đến rợn người, bây giờ thì cậu mới để ý là cái mầu trắng của quận vải này mang lại một cái cảm giác gì đó rờn rờn lắm. Nghĩ đến đây, người con trái tiến tới với cái quận vải này xuống, quẩn vải phủ đầy bụi. Người con trai mở hẳn quận vải ra thì thấy rằng vải đã được cắt đi khá là nhiều.
Người con trai như kinh hãi hơn nữa khi mà cậu nhận ra là tại sao chất liệu vải này lại khác hẳn với chất liệu vải mà nhà cậu hay làm. Để chắc chắn hơn nữa, người con trai cả sờ tay qua những quận vải khác thì quả nhiên là nó khác hoàn toàn so với những quận vải còn lại. Nghĩ rằng có thể đây là quận vải của mấy gia đình khác làm để cạnh tranh nên cha mình mang về thử nên người con trai này tiện tay vứt luôn vào cái sọt rác bên bàn làm việc của ông Tú. Sau đó cậu ta tắt đèn và trèo lên giường ngủ ngon lành.
Đến độ mười hai giờ đêm, khi mọi người còn đang ngủ ngon lành. Bỗng hai con chó của ông Tú nằm ngoài sân bỗng dựng tai lên như thể nghe ngóng một cái gì đó. Bất chợt cả hai con cùng ngửng đầu lên nhìn ra ngoài cửa vào sân. Thế rồi chúng đồng thanh ngồi xuống hai chi sau, lưng thẳng đứng, đầu nghếch lên và tru lên những tiếng tru ghê rợn mà không kém phần ai oán. Cũng kì lạ thay là tại sao hai con chó nhà ông Tú tru rống lên như thế mà không có một ai nghe thấy gì. Người con trai cả nằm trên giường của ông ta vẫn ngủ ngon lành, một cơn gió lạnh thổi luồn qua khe cửa sổ khẽ đẩy cái cửa ra vào buồng tạo nên một tiếng “ken két” dài như rít lên trong đêm. Người con trai như tỉnh ngủ, cậu ta kéo cái trăn lên cao hơn và trở mình quay mặt vào tường. Đám mây trên trời như bị gió thổi mạnh bay đi làm lộ ra mặt trăng soi sáng khắp cả khuôn viên nhà của ông Tú. Dưới cái ánh trăng lạnh lẽo đó là một con nhóc với bộ áo dài trắng, mái tóc đen mượt đang đứng lấp ló đầu ở ngoài nhìn người con trai cả qua khe cửa sổ.
Tags: doc truyen ma, nghiep chuong, truyen ma hay 2014