Tình Yêu Phù Thuỷ - Chương 5
Cùng với cô bạn gái của tôi, Hermia Redcliffe, chúng tôi ra khỏi nhà hát Old Vic nơi chúng tôi vừa dự một cuộc trình diễn vở kịch “Macbeth”. Mưa nặng hạt. Chúng tôi chạy đến nơi để chiếc xe hơi của tôi và Hermia đã nhận xét không đúng rằng bao giờ trời cũng mưa khi nhà hát Old Vic tan buổi diễn.
– Chúng ta đi ăn ở Douvres chứ? – Người bạn cùng đi với tôi hỏi khi xe chạy.
– Douvres à? Ý nghĩ mới ngộ nghĩnh làm sao! Anh tưởng rằng chúng ta phải đến nhà hàng Fantaisie chứ. Người ta cần được ăn uống tốt sau khi nhìn thấy cái cảnh đẫm máu và u buồn trong vở “Macbeth”. Shakespeare bao giờ cũng cho anh sự ngon miệng.
– Đúng như vậy. Wagner cũng cho em kết quả tương tự. Em nhắc tới nhà hàng Douvres vì anh cho xe đi theo hướng này.
– Vì đây là đường một chiều.
– Có thể, nhưng anh sẽ quay tròn.
Bao giờ cũng vậy, Hermia rất có lý. Hermia Redcliffe là một cô gái trẻ đẹp, hai mươi tám tuổi. Cô ấy có bộ mặt gần như hoàn toàn Hy Lạp, tóc màu hạt dẻ sẫm búi thành búi ở sau gáy. Người chị của tôi bao giờ cũng nói “người bạn gái của Mark” với giọng nhấn mạnh làm rung động các dây thần kinh của tôi.
Ở nhà hàng Fantaisie, chúng tôi được đón tiếp nồng nhiệt và người ta chỉ cho chúng tôi một chiếc bàn nhỏ sát tường phủ nhung màu đỏ sẫm. Nhà hàng này thường đông khách, những chiếc bàn kê sát vào nhau. Những người ngồi gần đó vui vẻ chào chúng tôi. David Ardingly, giáo sư sử học ở Trường Đại học Oxford và một trong những cô bạn gái trẻ của anh cũng có mặt ở đây. Cô ta rất đẹp và mái tóc dựng lên theo mốt mới cũng không thể làm cho cô xấu đi được. Cô ta có đôi mắt xanh sâu thẳm và cái miệng bao giờ cũng hé mở. Cô ta rõ ràng là ngốc nghếch. David rất khôn ngoan, bao giờ cũng tìm cách nghỉ ngơi bên cạnh những cô gái có hiểu biết đơn giản.
– Đây là Poppy, ái phi của tôi – Anh ta nói với chúng tôi – Giới thiệu với em đây là Mark và Hermia. Đây là những nhà trí thức, em hãy cố gắng theo kịp họ. Tôi đánh cuộc rằng anh chị mới đi xem Shakespeare hay Ibsen về chứ?
– Rất đúng. “Macbeth” ở Old Vic – Hermia nói – Ánh sáng tốt và cảnh tiễn đưa thì thật là tuyệt vời.
– Và những mụ phù thuỷ?
– Thì rất khủng khiếp. Bao giờ cũng vậy.
– Tối hôm nọ tôi nghĩ đến ảnh hưởng của cái xấu – tôi nói.
– Đến cái gì?
– Ồ, tôi đã ở trong một quán cà phê ở Chelsea.
– Hoan hô Mark! Đó là cái mà người ta gọi là sống với thời gian của mình. Chelsea! Người ta thấy ở đấy những cô gái thừa kế trá hình thành những con chuột ở khách sạn, kết duyên với những tên vô lại đang tìm cách ngoi lên. Đây là nơi Poppy phải đến, có phải như vậy không, em yêu?
Cô gái trợn đôi mắt to:
– Em ghét Chelsea – Cô cãi lại – Em rất thích Fantaisie. Ở đây rất đẹp và người ta ăn uống tốt.
– Được, Poppy! Hơn nữa em cũng không giàu có để tới Chelsea. Nói cho tôi biết về “Macbeth” và những mụ phù thuỷ kinh tởm. Còn tôi, nếu tôi dàn cảnh, tôi sẽ đưa chúng ra bằng những bà già xảo trá như những mụ phù thuỷ trong làng quê.
– Nhưng cái đó bây giờ thì không còn nữa – Poppy nói.
– Em tưởng như vậy vì em là người ở Luân Đôn. Mỗi một làng của nước Anh này hãy còn một mụ phù thuỷ. Mụ già Blak ở toà nhà thứ ba từ chân đồi lên. Người ta nhắc trẻ con đừng động đến mụ ta. Người ta cho mụ trứng, bánh ngọt. Nếu người ta đi qua nhà của mụ thì sữa của bò sẽ bị cạn đi, khoai tây sẽ không nảy mầm hoặc thằng bé Johnny sẽ bị bong gân ở chân. Không một ai nói ra, nhưng mọi người đều biết những cái đó.
– Anh nói đùa! – Poppy kêu lên.
– Không đùa chút nào, có phải không Mark?
– Chắc chắn là anh có lý – Tôi nói chậm chạp – Nhưng tôi không biết chính xác. Tôi ít sống ở nông thôn.
– Tôi không hiểu làm thế nào mà anh có thể thay thế những mụ phù thuỷ bằng những bà già bình thường – Hermia nhận xét – Chúng cần có nhân cách siêu tự nhiên của chúng chứ?
– Nhưng đó chỉ như là một sự rồ dại. Một người đi lang thang tóc lẫn cuống rạ, giãy giụa, cuối cùng, người ấy có cái vẻ điên dại, cái đó thì chẳng có gì đáng sợ cả. Nhưng tôi nhớ lại là đã gặp trong một phòng đợi của một nhà an dưỡng, một bà già đang uống một cốc sữa. Bà ta nói một vài lời về thời tiết ít hứa hẹn, rồi bất chợt bà ta cúi xuống nhìn tôi và hỏi tôi bằng một giọng trầm: “Có phải người ta đã khâm liệm đứa con nhỏ khốn khổ của anh ở sau lò sưởi không?”. Bà ngẩng đầu nói tiếp: “Mười giờ trưa. Trong mỗi ngày cùng giờ ấy. Anh hãy làm ra vẻ không trông thấy máu”. Chính do cái giọng hoàn toàn tự nhiên đó đã khiến tôi run sợ đến lạnh cả sống lưng.
– Có thật là có một người nào đó bị khâm liệm phía sau lò sưởi không? – Poppy lo ngại hỏi.
David không trả lời cô mà tiếp tục nói:
– Những bà đồng. Một cảnh chìm vào trong đêm đen, một người đàn bà đánh đồng thiếp, những tiếng kêu răng rắc, những tiếng va đập vào tường… Rồi bà đồng đứng lên, vuốt lại tóc và trở lại thành người bình thường để ăn một bữa no cũng như mọi người khác.
– Như vậy – tôi nói – Những mụ phù thuỷ của anh sẽ là những con quạ già có tài thiên nhân và thực hiện nghệ thuật của họ một cách bí mật, lẩm nhẩm những câu thần chú bên cạnh một chảo than khói um, xua đuổi tà ma, nhưng có một bộ ba bà già hoàn toàn bình thường… Cái đó có thể là hấp dẫn.
– Nếu như anh tìm được những diễn viên có thể đóng vai theo cách ấy – Hermia nói bằng giọng khô khan.
– Đấy, cô đã chạm vào chỗ nhạy cảm nhất rồi – David nói – Một ảo tưởng nhỏ về sự điên dại trong bản thảo viết tay và những diễn viên đều chống lại. Cũng như vậy khi có vấn đề chết đột ngột. Không một diễn viên nào chấp nhận chết lặng lẽ, anh ta phải kêu, phải vặn vẹo, trợn mắt, cào ngực, tay túm chặt lấy tóc, cuối cùng là làm trò cười cho thiên hạ.
– Shakespeare chắc chắn sẽ ngạc nhiên nếu ông ấy thấy người ta diễn những vở kịch của ông hôm nay.
– Có phải là cuối cùng thì một ông Bacon nào đó đã viết về Shakespeare không? – Poppy hỏi.
– Người ta đã bỏ cái lý thuyết ấy rồi – David nói một cách âu yếm – Em hiểu gì về Bacon?
– Ông ta đã phát minh ra thuốc súng! – Poppy trả lời bằng một giọng đắc thắng.
David đưa mắt nhìn chúng tôi.
– Anh chị đã hiểu vì sao tôi thích cô bé này. Cô ấy hiểu sự vật một cách rất đáng ngạc nhiên. Em yêu, Francis Bacon chứ không phải là Roger. Cái đó ngày nay rất tiện lợi – anh nói tiếp – ra hiệu cho một kẻ giết người chuyên nghiệp khi anh có một việc nhỏ gì giao cho hắn. Ngày nay cái đó thật là thú vị.
– Nhưng cái đó vẫn còn – Hermia khăng khăng – Và bọn găng tơ ở Chicago?
– Nhưng không. Tôi nghĩ đến những người bình thường muốn thủ tiêu một kẻ nào đó. Một kẻ cạnh tranh khó chịu, một bà cô Emily rất giàu có nhưng lại cố bám lấy cái sống, một người chồng quấy rầy. Thú vị biết bao nhiêu nếu có thể gọi dây nói cho một hãng lớn: “Giao cho tôi hai tên giết người. Hạng nhất”.
Chúng tôi cười.
– Nhưng người ta có thể làm được việc ấy – Poppy noi.
Tất cả chúng tôi đều quay về phía cô.
– Bằng cách nào? Em yêu – David hỏi.
– Em muốn nói rằng người ta có thể làm được việc đó nếu người ta muốn… Những người như chúng ta. Nhưng em tin rằng những việc đó sẽ rất tốn kém.
Cặp mắt to của cô gái trẻ tỏ ra hoàn toàn ngây thơ, đôi môi hé mở.
– Nhưng, em muốn nói gì? – David ngạc nhiên hỏi.
Poppy tỏ ra bối rối:
– Ồ… Em không biết rõ. Em nói về “Pale Horse” và những chuyện tiếp đó.
– Một con ngựa nhợt nhạt? Con ngựa nhợt nhạt thuộc loại gì?
Poppy đỏ mặt, cụp đôi mi mắt xuống:
– Em thật là ngu dại. Một hôm có một người nào đó đã nói một vài việc… em đã hiểu không đầy đủ.
– Thôi, em uống đi – David dịu dàng nói.
* * *Thật là thích thú mà xác nhận rằng khi người ta đã nghe nói đến một chuyện gì mà hai mươi tư tiếng đồng hồ sau đó lại có dịp nhắc đến. Tôi có cái chứng cớ đó vào ngày hôm sau.
Máy điện thoại reo và tôi nhấc máy.
– Flaxman bảy ba tám bốn một (73841).
Một tiếng nấc chạy dọc đường dây. Sau đó một tiếng hổn hển nhưng d9ầy thách thức vang lên bên tai tôi:
– Tôi đã nghĩ và tôi sẽ đi!
– Thật là đầy đủ – Tôi trả lời và kiếm cách kéo dài thời gian – Ồ… có phải…… Cuối cùng thì tiếng nói tiếp tục, thiên lôi không bao giờ đánh hai lần cùng một chỗ.
– Cô có chắc chắn về số báo mà cô muốn không?
– Chắc chắn là như vậy! Anh là Mark Easterbrook phải không?
– Ồ, tôi hiểu, thưa cô Oliver.
– Anh không biết à? Tôi đã không nghĩ đến việc ấy. Đây là ngày hội của Rhoda. Tôi đến để ký tên vào những cuốn sách của tôi.
– Thật là đáng mến, về phần cô. Chắc chắn là cô sẽ nghỉ lại ở nhà chị ấy chứ?
– Không có đón tiếp chứ! – Oliver lo ngại hỏi – Anh hiểu cái đó là như thế nào, mọi người chạy đến với anh để hỏi rằng anh đang viết về cái gì trong khi anh đang uống nước cà chua. Tôi không bao giờ tìm được câu trả lời phù hợp. Anh không tin là người ta sẽ đưa tôi đi ăn uống gì đó ở “Con ngựa hồng” à?
Cuối cũng là “CON NGỰA NHỢT NHẠT”. Một quán hàng. Bao giờ tôi cũng thấy dễ chịu khi ngồi ở những nơi ấy. Tôi có thể uống tuy cái đó làm tôi đầy hơi.
– Tại sao cô lại nói đến CON NGỰA NHỢT NHẠT?
– Có một quán hàng ở rìa làng mang cái tên đó. Ít nhất thì đây là “Con ngựa hồng” và như thế thì hay hơn. Tôi có thể tạo ra nó. Tôi có nhiều trí tưởng tượng.
– Thế còn “Con vẹt có mào” ra sao rồi? – Tôi hỏi.
– Con vẹt có mào nào?
– Và những quả cầu nữa?
– Thật vậy – Oliver trả lời giọng nghiêm trang – Anh điên hay là anh bị bệnh rụng tóc đấy? Những Con ngựa hồng, những con vẹt có mào và những quả cầu.
Cô ta gác máy.
– Chúng ta đi ăn ở Douvres chứ? – Người bạn cùng đi với tôi hỏi khi xe chạy.
– Douvres à? Ý nghĩ mới ngộ nghĩnh làm sao! Anh tưởng rằng chúng ta phải đến nhà hàng Fantaisie chứ. Người ta cần được ăn uống tốt sau khi nhìn thấy cái cảnh đẫm máu và u buồn trong vở “Macbeth”. Shakespeare bao giờ cũng cho anh sự ngon miệng.
– Đúng như vậy. Wagner cũng cho em kết quả tương tự. Em nhắc tới nhà hàng Douvres vì anh cho xe đi theo hướng này.
– Vì đây là đường một chiều.
– Có thể, nhưng anh sẽ quay tròn.
Bao giờ cũng vậy, Hermia rất có lý. Hermia Redcliffe là một cô gái trẻ đẹp, hai mươi tám tuổi. Cô ấy có bộ mặt gần như hoàn toàn Hy Lạp, tóc màu hạt dẻ sẫm búi thành búi ở sau gáy. Người chị của tôi bao giờ cũng nói “người bạn gái của Mark” với giọng nhấn mạnh làm rung động các dây thần kinh của tôi.
Ở nhà hàng Fantaisie, chúng tôi được đón tiếp nồng nhiệt và người ta chỉ cho chúng tôi một chiếc bàn nhỏ sát tường phủ nhung màu đỏ sẫm. Nhà hàng này thường đông khách, những chiếc bàn kê sát vào nhau. Những người ngồi gần đó vui vẻ chào chúng tôi. David Ardingly, giáo sư sử học ở Trường Đại học Oxford và một trong những cô bạn gái trẻ của anh cũng có mặt ở đây. Cô ta rất đẹp và mái tóc dựng lên theo mốt mới cũng không thể làm cho cô xấu đi được. Cô ta có đôi mắt xanh sâu thẳm và cái miệng bao giờ cũng hé mở. Cô ta rõ ràng là ngốc nghếch. David rất khôn ngoan, bao giờ cũng tìm cách nghỉ ngơi bên cạnh những cô gái có hiểu biết đơn giản.
– Đây là Poppy, ái phi của tôi – Anh ta nói với chúng tôi – Giới thiệu với em đây là Mark và Hermia. Đây là những nhà trí thức, em hãy cố gắng theo kịp họ. Tôi đánh cuộc rằng anh chị mới đi xem Shakespeare hay Ibsen về chứ?
– Rất đúng. “Macbeth” ở Old Vic – Hermia nói – Ánh sáng tốt và cảnh tiễn đưa thì thật là tuyệt vời.
– Và những mụ phù thuỷ?
– Thì rất khủng khiếp. Bao giờ cũng vậy.
– Tối hôm nọ tôi nghĩ đến ảnh hưởng của cái xấu – tôi nói.
– Đến cái gì?
– Ồ, tôi đã ở trong một quán cà phê ở Chelsea.
– Hoan hô Mark! Đó là cái mà người ta gọi là sống với thời gian của mình. Chelsea! Người ta thấy ở đấy những cô gái thừa kế trá hình thành những con chuột ở khách sạn, kết duyên với những tên vô lại đang tìm cách ngoi lên. Đây là nơi Poppy phải đến, có phải như vậy không, em yêu?
Cô gái trợn đôi mắt to:
– Em ghét Chelsea – Cô cãi lại – Em rất thích Fantaisie. Ở đây rất đẹp và người ta ăn uống tốt.
– Được, Poppy! Hơn nữa em cũng không giàu có để tới Chelsea. Nói cho tôi biết về “Macbeth” và những mụ phù thuỷ kinh tởm. Còn tôi, nếu tôi dàn cảnh, tôi sẽ đưa chúng ra bằng những bà già xảo trá như những mụ phù thuỷ trong làng quê.
– Nhưng cái đó bây giờ thì không còn nữa – Poppy nói.
– Em tưởng như vậy vì em là người ở Luân Đôn. Mỗi một làng của nước Anh này hãy còn một mụ phù thuỷ. Mụ già Blak ở toà nhà thứ ba từ chân đồi lên. Người ta nhắc trẻ con đừng động đến mụ ta. Người ta cho mụ trứng, bánh ngọt. Nếu người ta đi qua nhà của mụ thì sữa của bò sẽ bị cạn đi, khoai tây sẽ không nảy mầm hoặc thằng bé Johnny sẽ bị bong gân ở chân. Không một ai nói ra, nhưng mọi người đều biết những cái đó.
– Anh nói đùa! – Poppy kêu lên.
– Không đùa chút nào, có phải không Mark?
– Chắc chắn là anh có lý – Tôi nói chậm chạp – Nhưng tôi không biết chính xác. Tôi ít sống ở nông thôn.
– Tôi không hiểu làm thế nào mà anh có thể thay thế những mụ phù thuỷ bằng những bà già bình thường – Hermia nhận xét – Chúng cần có nhân cách siêu tự nhiên của chúng chứ?
– Nhưng đó chỉ như là một sự rồ dại. Một người đi lang thang tóc lẫn cuống rạ, giãy giụa, cuối cùng, người ấy có cái vẻ điên dại, cái đó thì chẳng có gì đáng sợ cả. Nhưng tôi nhớ lại là đã gặp trong một phòng đợi của một nhà an dưỡng, một bà già đang uống một cốc sữa. Bà ta nói một vài lời về thời tiết ít hứa hẹn, rồi bất chợt bà ta cúi xuống nhìn tôi và hỏi tôi bằng một giọng trầm: “Có phải người ta đã khâm liệm đứa con nhỏ khốn khổ của anh ở sau lò sưởi không?”. Bà ngẩng đầu nói tiếp: “Mười giờ trưa. Trong mỗi ngày cùng giờ ấy. Anh hãy làm ra vẻ không trông thấy máu”. Chính do cái giọng hoàn toàn tự nhiên đó đã khiến tôi run sợ đến lạnh cả sống lưng.
– Có thật là có một người nào đó bị khâm liệm phía sau lò sưởi không? – Poppy lo ngại hỏi.
David không trả lời cô mà tiếp tục nói:
– Những bà đồng. Một cảnh chìm vào trong đêm đen, một người đàn bà đánh đồng thiếp, những tiếng kêu răng rắc, những tiếng va đập vào tường… Rồi bà đồng đứng lên, vuốt lại tóc và trở lại thành người bình thường để ăn một bữa no cũng như mọi người khác.
– Như vậy – tôi nói – Những mụ phù thuỷ của anh sẽ là những con quạ già có tài thiên nhân và thực hiện nghệ thuật của họ một cách bí mật, lẩm nhẩm những câu thần chú bên cạnh một chảo than khói um, xua đuổi tà ma, nhưng có một bộ ba bà già hoàn toàn bình thường… Cái đó có thể là hấp dẫn.
– Nếu như anh tìm được những diễn viên có thể đóng vai theo cách ấy – Hermia nói bằng giọng khô khan.
– Đấy, cô đã chạm vào chỗ nhạy cảm nhất rồi – David nói – Một ảo tưởng nhỏ về sự điên dại trong bản thảo viết tay và những diễn viên đều chống lại. Cũng như vậy khi có vấn đề chết đột ngột. Không một diễn viên nào chấp nhận chết lặng lẽ, anh ta phải kêu, phải vặn vẹo, trợn mắt, cào ngực, tay túm chặt lấy tóc, cuối cùng là làm trò cười cho thiên hạ.
– Shakespeare chắc chắn sẽ ngạc nhiên nếu ông ấy thấy người ta diễn những vở kịch của ông hôm nay.
– Có phải là cuối cùng thì một ông Bacon nào đó đã viết về Shakespeare không? – Poppy hỏi.
– Người ta đã bỏ cái lý thuyết ấy rồi – David nói một cách âu yếm – Em hiểu gì về Bacon?
– Ông ta đã phát minh ra thuốc súng! – Poppy trả lời bằng một giọng đắc thắng.
David đưa mắt nhìn chúng tôi.
– Anh chị đã hiểu vì sao tôi thích cô bé này. Cô ấy hiểu sự vật một cách rất đáng ngạc nhiên. Em yêu, Francis Bacon chứ không phải là Roger. Cái đó ngày nay rất tiện lợi – anh nói tiếp – ra hiệu cho một kẻ giết người chuyên nghiệp khi anh có một việc nhỏ gì giao cho hắn. Ngày nay cái đó thật là thú vị.
– Nhưng cái đó vẫn còn – Hermia khăng khăng – Và bọn găng tơ ở Chicago?
– Nhưng không. Tôi nghĩ đến những người bình thường muốn thủ tiêu một kẻ nào đó. Một kẻ cạnh tranh khó chịu, một bà cô Emily rất giàu có nhưng lại cố bám lấy cái sống, một người chồng quấy rầy. Thú vị biết bao nhiêu nếu có thể gọi dây nói cho một hãng lớn: “Giao cho tôi hai tên giết người. Hạng nhất”.
Chúng tôi cười.
– Nhưng người ta có thể làm được việc ấy – Poppy noi.
Tất cả chúng tôi đều quay về phía cô.
– Bằng cách nào? Em yêu – David hỏi.
– Em muốn nói rằng người ta có thể làm được việc đó nếu người ta muốn… Những người như chúng ta. Nhưng em tin rằng những việc đó sẽ rất tốn kém.
Cặp mắt to của cô gái trẻ tỏ ra hoàn toàn ngây thơ, đôi môi hé mở.
– Nhưng, em muốn nói gì? – David ngạc nhiên hỏi.
Poppy tỏ ra bối rối:
– Ồ… Em không biết rõ. Em nói về “Pale Horse” và những chuyện tiếp đó.
– Một con ngựa nhợt nhạt? Con ngựa nhợt nhạt thuộc loại gì?
Poppy đỏ mặt, cụp đôi mi mắt xuống:
– Em thật là ngu dại. Một hôm có một người nào đó đã nói một vài việc… em đã hiểu không đầy đủ.
– Thôi, em uống đi – David dịu dàng nói.
* * *Thật là thích thú mà xác nhận rằng khi người ta đã nghe nói đến một chuyện gì mà hai mươi tư tiếng đồng hồ sau đó lại có dịp nhắc đến. Tôi có cái chứng cớ đó vào ngày hôm sau.
Máy điện thoại reo và tôi nhấc máy.
– Flaxman bảy ba tám bốn một (73841).
Một tiếng nấc chạy dọc đường dây. Sau đó một tiếng hổn hển nhưng d9ầy thách thức vang lên bên tai tôi:
– Tôi đã nghĩ và tôi sẽ đi!
– Thật là đầy đủ – Tôi trả lời và kiếm cách kéo dài thời gian – Ồ… có phải…… Cuối cùng thì tiếng nói tiếp tục, thiên lôi không bao giờ đánh hai lần cùng một chỗ.
– Cô có chắc chắn về số báo mà cô muốn không?
– Chắc chắn là như vậy! Anh là Mark Easterbrook phải không?
– Ồ, tôi hiểu, thưa cô Oliver.
– Anh không biết à? Tôi đã không nghĩ đến việc ấy. Đây là ngày hội của Rhoda. Tôi đến để ký tên vào những cuốn sách của tôi.
– Thật là đáng mến, về phần cô. Chắc chắn là cô sẽ nghỉ lại ở nhà chị ấy chứ?
– Không có đón tiếp chứ! – Oliver lo ngại hỏi – Anh hiểu cái đó là như thế nào, mọi người chạy đến với anh để hỏi rằng anh đang viết về cái gì trong khi anh đang uống nước cà chua. Tôi không bao giờ tìm được câu trả lời phù hợp. Anh không tin là người ta sẽ đưa tôi đi ăn uống gì đó ở “Con ngựa hồng” à?
Cuối cũng là “CON NGỰA NHỢT NHẠT”. Một quán hàng. Bao giờ tôi cũng thấy dễ chịu khi ngồi ở những nơi ấy. Tôi có thể uống tuy cái đó làm tôi đầy hơi.
– Tại sao cô lại nói đến CON NGỰA NHỢT NHẠT?
– Có một quán hàng ở rìa làng mang cái tên đó. Ít nhất thì đây là “Con ngựa hồng” và như thế thì hay hơn. Tôi có thể tạo ra nó. Tôi có nhiều trí tưởng tượng.
– Thế còn “Con vẹt có mào” ra sao rồi? – Tôi hỏi.
– Con vẹt có mào nào?
– Và những quả cầu nữa?
– Thật vậy – Oliver trả lời giọng nghiêm trang – Anh điên hay là anh bị bệnh rụng tóc đấy? Những Con ngựa hồng, những con vẹt có mào và những quả cầu.
Cô ta gác máy.
Comments for chapter "Chương 5"
Theo dõi
Đăng nhập
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất
Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận