Đạo sĩ tản mạn kì - Ám ảnh mỗi khi về quê - Chương 16
Chuyện thứ mười sáu: Lươn cộ (Tiếp)
Vài ngày sau cái vụ con trâu nhà ông V bị kéo xuống nước thì dân làng đề phòng ghê lắm, không cho trâu ra đầm mình ngoài hồ nữa. Trẻ con cũng bị cấm tiệt không cho ra hồ nghịch. Thế nhưng, những nhà thả dê trong núi thì lại bắt đầu kêu mất dê, có người bảo thấy vết chân dê đến sát mép hồ rồi có vệt đất bùn trượt dài xuống nước, ai cũng cho là do cái thứ đã kéo con trâu xuống làm chuyện này, cơ mà trâu một hai con thì còn trông được chứ vài trăm con dê thì ai mà trông cho xuể, nó lại còn nhảy nhót, chạy như dê rừng, muốn xua ra chỗ khác thì cũng mệt, mà xua được vài ba chục con là cùng chứ gì, xua chỗ này nó lại ra uống nước chỗ khác, chẳng biết đâu mà lần.
Nhưng mà bị mất dê thì dân ức lắm, ngày đêm suy tính xem làm cách nào để trừ được cái thứ kia đi, không thì dọa cho nó sợ mà bỏ đi cũng được, nhưng mà mặt ngang mũi dọc nó ra làm sao thì chẳng ai rõ. Mãi cho đến một hôm, mấy ông nhà thả dê trên núi sau khi xem xong cái phim Hàm cá mập thì nghĩ ra một cách rất thâm là sẽ lấy một con dê ra làm mồi nhử, trên người con dê cho đeo đầy dây cước bện nối với móc sắt, rồi lại nối thừng buộc phuy nhựa cứng vào quanh con dê, người thì cầm súng, lưới móc sắt, thuốc nổ ở trên bờ chầu sẵn, thế này thì có mà chạy đằng trời. Liền ba bốn ngày sau, đàn ông trong làng háo hức chuẩn bị cho cái chiến dịch thông minh đó, bon choai choai trẩu tre như em cũng đi theo xem cho biết. Đến đúng thứ tư bảy tuần đó thì chuẩn bị xong, lại được ngày trời trong, dễ quan sát, một đán gần năm mươi người lên núi chỗ sông chảy ngầm, và tất nhiên em và thằng Việt cũng đi cùng.
Đầu tiên là phải thả con dê ra sát mép nước, rồi chờ cái thứ kia cắn câu. Chờ đến buổi trưa thì ai cũng nản, được một lúc nữa thì anh D bấm mấy người, cả đám vội cúi xuống nấp, chăm chú nhìn xuống nước. Ngay lập tức tất cả im bặt không nói được một lời, phía dưới nước là một cái bóng đen mờ mờ, dài ngoằng như con trăn 40 năm, đang nhẹ nhàng bơi từ phía khoảng ngầm ra chỗ con dê. Rồi ùm một cái, con dê mất hút dưới nước, dây nối với phuy nhựa rút ào ào xuống, đúng như kế hoạch, phuy nhựa không chìm được, cứ bị kéo lên xuống như cái phao. Ngay lập tức, một nhóm ra thả lưới móc sắt chặn cửa vào khoảng ngầm lại, rồi trên cây thì súng lên nòng sẵn chỉ chờ khai hỏa. Bỗng nhiên, cách bờ 6m thì con kia nhô lên, người cuốn mấy vòng quanh con dê, vật lộn điên cuồng tìm cách xoắn đứt mấy sợi thừng. Bây giờ tất cả mới nhìn rõ con kia không hải là trăn mà là một con lạ, da nó không có vẩy mà trơn nhẫy, bóng láng, phía dưới bụng còn có diềm vây. Bất ngờ, một người trên cây hô : “Tất cả bắn!”, hơn 20 khẩu súng săn đủ loại đồng loạt giương lên bắn thằng vào chỗ “con lươn”. Lúc đó em vì nhìn điềm tĩnh chín chắn hơn lũ bạn nên cũng được phát cho 1 khẩu hai nòng cũ, còn đang ngơ người ra chưa bắn thì ông bác bên cách gào to vào tai em kêu bắn đi., lúc này em mới tỉnh ra, kề súng lên vai, hít một hơi thật sâu rồi :”Đoành!”, khẩu súng giật lại mạnh quá làm em ngã lăn ra đất, vừa ngồi dậy thì lại gượng bắn tiếp 2 phát nữa rồi chịu, phải đưa súng cho một chú khác (Cả 3 phát bắn thì mình trúng có một, lại còn trúng vào phuy nhựa thì phải, giờ mới thấy thế nào là Ngu dốt + Nhiệt tình = Phá hoại). Bây giờ nhìn kĩ lại thì em mới thấy rõ là con lươn kia đã trúng vài phát đạn mà vẫn còn khỏe lắm, quấy nước bắn tung tóe, thằng Việt thì đang cầm khẩu hai nòng vừa nãy, cứ ngắm mãi mà không bắn, rồi bất chợt nó bắn một phát trúng ngay bên sườn con lươn, lại một phát nữa sượt qua vây rồi đưa khẩu súng truyền cho một ông khác. Em thấy thằng Việt bắn giỏi thì hú ầm lên, khen lấy khen để, mấy ông đứng xung quanh cũng xúm vào lắc vai khen giỏi. Bỗng nhiên, mặt nước im lìm, hình như là con lươn đã đuối sức chết rồi. Mấy người đứng trên mội chạy xuống xem thì anh L thợ săn vội giơ tay ra hiệu đứng lại, cả đám người cung im lặng theo dõi mặt nước. Chợt nghe tiếng oạp một cái, cả con dê lẫn mấy cái phuy nhựa bị quăng vèo lên bờ, mấy ông trên cây vội tút xuống, kêu mọi người ra xa rồi cho nhóm ném mìn vào. Một ông đứng trên tảng đá cao kêu lên : “Nó đang phá lưới sắt mấy ông ơi!”, tất cả nhìn ra thì thấy phần lưới sắt hở trên bờ đang rung lên dữ dội, ông đứng trên tảng đá hét lên: “Nó bơi lại lấy đà kìa! Ném mìn đí! Tất cả nằm xuống!”. Cả đám vội nằm rạp xuống đất, hai quả mìn được ném ra : “Oành! Oành!”, tiếng nổ đinh tai nhức óc, nước bắn tung tóe lên tận chỗ mọi người, mùi tanh ngòm. Tiếng hô lại vang lên :”Nó vẫn sống! Ném tiếp đi!”, hai quả mìn nữa được ném xuống, một lúc sau thì không thấy tiếng hô nữa, mặt nước cũng ngớt xao động, Tất cả reo ầm lên, vỗ vai, chúc mừng lẫn nhau, giờ nhìn lại mấy ông phục trên cây thì thấy quần áo, đầu tóc ướt nhẹp nước với máu, người tỏa ra một mùi tanh lợm mửa. Có một ông nói : “Thế lúc nãy các ông có nuốt hay hít phải cái máu không?”, mấy ông kia bảo không thì ông này vội ra chỗ để đồ lấy ra mấy bọc bông với tăm ngoáy tai, bảo mấy ông kia xì mũi rồi thấm hết sạch máu trong tai với mũi đi, sợ máu con này có độc, nó mà vào óc thì giời cứu. Xong rồi tất cả quây một cái màn rồi thay phiên nhau vào tắm nước lá do mấy bà ở nhà đem lên đây đun cho đám đàn ông tắm để trừ sạch âm khí. Tắm xong, mỗi người lấy hai cái bánh mì dằn bụng, từ sáng đến giờ đã ai có gì bỏ vào bụng đâu. Đang ăn uống, nói cười vui vẻ thì tự nhiên thằng Việt, vứt chai nước xuống đất, kêu : “Hỏng mất rồi!”, rồi nó hối mấy ông ra kéo tấm lưới móc lên, vừa kéo lên thì tất cả bàng hoàng: Tấm lưới đã bị thủng một lỗ to tướng từ bao giờ, trên móc vẫn còn dính mấy miếng da trơn bóng. Cả đám ngồi đó thần người ra một lúc, giờ mới biết là con lươn nó giả chết, lặn ngầm xuống dưới phá lưới, ra là mình bằng này tuổi rồi mà không khôn được hơn con lươn, vài người lên tiếng an ủi bảo nó đã sợ rồi thì không dám quay lại nữa đâu, mà các cụ bảo cái cửa ngầm này thông ra biển, chắc nó từ biển vào thì giờ lại chạy ra biển thôi. Em cũng nghĩ là vậy, từ hồi đó đến nay không thấy nó quay lại, dân làng cũng yên ổn thả cá, nuôi tôm trên sông. Giờ đây, mỗi lần về quê, nhìn xuống mặt sông phẳng lặng, em lại nhớ đến những ngày sóng cồn hãi hùng trước đây.
Tags: am anh, dao si tan man, truyen ma dai, ve que