Đạo sĩ tản mạn kì 10 Năm Sau ( END ) - Chương 19
Chuyện Thứ 19
Sau đêm thao quân, sáng dậy xuống sân tôi cứ nghĩ là sẽ có một đống ngổn ngang cơ. Nhưng không, sân vẫn sạch tinh tươm, hàng xóm xung quanh nhà cũng không hay biết gì chuyện tối qua có động tĩnh, đến ngay CA dân phòng cũng chẳng biết gì. Lúc tôi ra khỏi nhà dạo quanh thì bắt đầu chột dạ, lấy xe máy ra đi vài vòng quanh làng tôi mới nhận ra dân mua đất đã đi đâu sạch không còn một bóng người, làng lúc này chỉ tuyền là dân gốc. Tôi giật mình lôi điện thoại ra xem thử thì vạch sóng ở mức 0, lật đật về nhà bật thử quạt thì quạt im re, điện thoại và điện sinh hoạt đều không có. Tầm 1-2 tiếng sau trong làng bắt đầu nhận ra điều kì lạ này, người ta nhốn nháo cả lên. Họ chạy cả ra cổng làng để xem điện đóm làm sao thì kinh hoàng nhận ra cổng làng đã đổ sụp, con đường nối vào làng vẫn còn nhưng không hiểu sao xe đi từ trong làng ra đến cổng là tắt ngúm, làng thì ở chỗ xa Tam điệp, chẳng ai điên đi bộ ra tận đó vào thời điểm này, nhất là khi trong làng vừa xảy ra lắm chuyện như thế.
Đến buổi trưa thì trong làng không còn nhốn nháo nữa, có lẽ vì không có điện , mọi công cụ giải trí hiện đại đều không dùng được nên mọi người tụ tập ra đường trò chuyện nhiều hơn. Giờ này thì mọi người đều biết chuyện xảy đến với làng không hề là những tai họa ngẫu nhiên như người ta cố tự nhủ mình vậy. Đặc biệt là lớp người già, những người mà thời tấm bé đã từng chứng kiến tai họa từ cõi khác đổ xuống làng mình. Ở nhà, bữa trưa không có quạt nhưng lạ ở chỗ nhà không oi bức, nóng nực tý nào, trái hẳn với cái không khí ở vùng sát núi đá này. Ăn cơm xong, dạo mấy nhà hàng xóm xem thử cũng y hệt vậy, nhiều người ngủ trưa ngon lành, nhà nào cũng mát như điều hòa. Tôi nhìn thử lên trời thì thấy trời âm u như sắp dông tới nơi, đang giữa trưa mà tuyệt nhiên không có ánh mặt trời nào. Quanh đi quẩn lại rồi về nhà, thấy đàn ông trong nhà đang lấy nan tre, giấy hồ ra làm lồng đèn. Lồng đèn lục giác bằng giấy vàng, các mặt viết chữ, ở dưới treo một miếng gỗ vẽ hình cá chép. Tôi ngạc nhiên ngó ngó thì ông Tĩnh ( ông già họ hàng) bảo:
– Cái này ông học của người Nhật, ngày xưa nhà nào giàu lắm mới có mà treo, ban đầu thì móc vàng ngọc, tua rua nhiều màu, dùng để treo trước quan tài người chết như cờ phướn vậy, về sau có vẽ chữ với cá chép vào thì coi như vật báo hiệu rằng chỗ này đã có chủ, được sự bảo hộ của Tứ linh và Phong Lôi , ma cỏ ngoài đường không được xâm phạm vào.
Làm xong tầm 20 cái đèn thì cũng đã 5h chiều, ông Tĩnh vội hối đem tre cắm các ngõ vào làng, mỗi cây tre treo 1 cái đèn lồng. Đêm đó, ông bảo thằng Việt với tôi đi dặn dò các nhà trong làng tối nay cứ ở yên trong nhà, có chuyện gì cũng chớ có bước ra ngoài nửa bước, còn ở nhà mình thì đàn bà bị hối đi ngủ sớm, 2 ông cụ và thằng Việt thì trải rất nhiều giấy ra vẽ bùa, tôi với thằng D. cũng bị hối đi ngủ nhưng nóng ruột chẳng ngủ được nên 2 thằng cứ đi ra đi vào rồi lại ra bàn nước ngoài vườn ngồi. Chán chán không có việc gì làm nên tôi vịn bậu cửa sổ rồi ngồi lên, ở trên này trông thẳng là ra đầm Eo, cái đầm đó suốt từ ngày bé tôi về nó vẫn thế, bất kể ngày hay đêm đều hiếm người qua lại. Bỗng nhiên tôi thấy có bóng 2 hay 3 người chạy trên cánh đồng, cố nheo mắt nhìn rõ thì hình như họ đang khiêng cái gì đó, đêm sáng trăng nhìn rõ ràng. Tôi túm thằng D bảo:
– Sao dặn rồi mà đêm hôm còn ai ra đồng Eo chạy như điên thế kia ?
Nó ngơ ngơ nhìn tôi:
– Ai chạy? Mày bị ngáo ngơ à?
Tôi gạt nó đi, nheo nheo mắt cố xem “bọn kia” nó khiêng cái gì. Ôi mẹ ơi! Chúng nó khiêng cái chum hay vại gì to lắm, mà chạy băng băng trên đồng lấy như không chạm đất, cái mồm, hình như chúng nó xoay cổ ra sau lưng mà chạy. Tôi tái mặt vỗ vỗ vai thằng D:
– Đi vào nhà đê mày! Tao bắt đầu xoắn rồi đấy.
– Vào đéo gì! Các siêu nhân đang vẽ vời, vào lại làm phiền ra.
Lúc này tôi mới tụt xuống, ngó qua cửa sổ vào nhà trong, bên ánh đèn nến leo lét, 3 người đang cặm cụi vẽ từng lá bùa. Thôi kệ, dù gì bọn kia cũng ở ngoài đồng, tài thánh cũng chẳng vào nổi đây, ta cứ chơi phần ta rồi tính sau. Tầm 2h sáng, đang pha ấm chè mới thì có tiếng chạy huỳnh huỵch ở đầu làng, vang rõ mồn một, lát sau lại là phía đông, tây, nam làng, chỗ nào cũng có tiếng chân chạy huỳnh huỵch lát xong thôi. Tầm nửa tiếng sau thì tiếng chân im, ở chỗ cổng làng bắt đầu vọng vào tiếng ngoèo ngoèo như mèo hoang kêu. Tôi với thằng D xanh mặt nhìn nhau, thằng D hối hả bảo:
– Vào ! Vào ! Tao là thấy đéo ổn.
– Ờ thì vào! Mà ở đây còn nghe rõ thế chắc mấy nhà đầu làng đái ra máu mất.
Vừa dứt lời thì thằng Việt ló đầu ra bảo:
– Ở đâu cũng nghe y hệt thế thôi. Vào nhanh không tao đóng cửa cho ở ngoài giờ.
– Từ từ chờ bố!
– Nào đừng có nóng! Đang vào, đang vào!
Ở trong nhà, bùa bày thành xấp, hai ông cụ thì đang ngồi nghỉ uống nước. Ông Tĩnh cất giọng khề khà:
– Đêm nay có mấy cái đèn lồng là nó không dám vào đâu! Nhưng cách đó không lâu dài được, rồi cũng phải tính cách khác.
Tôi bèn đem kể chuyện nhìn thấy vừa nãy cho mọi người, ông Bách gật gù:
– Có khi nhờ chuyện này lại tìm ra lý do mấy lần rung chuông hội quân đều chỉ gọi được phần tư với một nửa về là nhiều.
Giờ tôi mới vỡ lẽ lý do sao thấy bảo hội quân mà không đem luôn đi lại còn dùng dằng mãi. Trò chuyện thêm lúc nữa rồi tất cả cũng về phòng, bên ngoài, tiếng ngoèo ngoèo vẫn vang lên đều đều, thỉnh thoảng len vào tiếng chó cắn nhấm nhẳng và tiếng gào khóc.
Vào phòng, thấy vợ con tôi đã ngủ, tôi bèn rón rẽ chui vào nằm cạnh thật khẽ, sợ làm 2 người thức giấc. Nhưng vợ tôi vẫn tỉnh, em khe khẽ giật áo tôi bảo:
– Tiếng gì đấy ? Em sợ.
Tôi ôm em vào lòng vỗ về:
– Meo meo ngoan. Có anh đây rồi, không việc gì phải sợ.
Ôm cả 2 vào lòng, tôi nhắm mắt lim dim thêm chút nữa rồi ngủ.
Sáng sớm hôm sau, ra kiểm tra quanh làng thấy đèn lồng ở hướng Tây cái ngoài bị giật xuống còn cái trong vẫn y nguyên. Ra đến cổng làng kiểm tra thì thằng Việt nhìn quanh quất như tìm cái gì đó xong nó bảo tôi gọi mấy ông bặm trợn ở làng ra, thêm 2 thằng Toàn, Nhiệm đang làm CA nữa, đem theo cả cuốc xẻng. Thằng Toàn một tay vác xẻng một tay sờ vào bao súng, lập bập hỏi:
– Ê Việt! Mày bảo tối qua cái tiếng gầm gào đầu làng nó là tiếng gì vậy? Đ m đêm qua bố buồn ỉa mà đéo dám ra ngoài, chẳng lẽ đi ỉa lại lăm lăm súng.
Tôi ngoái ra nói:
– Bảo bao lần rồi! Cái công trình phụ thì đéo xây khép kín mà xây tít ngoài vườn, kêu dịch vào trong đi thì đéo dịch, lười cơ, giờ mang bô vào ỉa.
Vừa đi theo thằng Việt, bọn tôi đi sau vừa trò chuyện inh ỏi như để át đi cái cảm giác rờn rợn đang xâm chiếm lấy mình. Đi được một lúc mấy thằng mới nhận ra đang ở đồng Eo, ở giữa đồng gió thổi lồng lộc, mấy cây bạch đàn HTX trồng từ đời nào cứ đung đưa xào xạc. Đi được độ trăm mét nữa thì thằng Việt chỉ xuống đất xong bảo:
– Ở đây! Đào lên cho tao xem nó thế nào.
Mấy thằng nhìn nhau ái ngại, cuối cùng một ông gạt ra, cầm cuốc bổ cái phập xuống, kêu lớn:
– Nó bảo đào thì cứ đào! Lỡ gì cũng lỡ mẹ nó rồi, để tao xem xem có cái gì mà làng náo loạn như tận thế đến nơi. Tao đéo tin là có ma mãnh gì ở đây, có khi cả làng trúng khí ảo giác của máy bay địch cũng không hay.
Cả đám đứng đó cười hô hố xong xắn tay vào đào, cứ đào được lúc là thằng Việt lại kêu dừng, đốt 1 lá bùa rồi tay bắt quyết, đọc rì rầm xong thả xuống. Đào đến tầm 3m thì nó kêu đào nhẹ lại, xúc thêm vài xẻng nữa nghe đánh keng, một thằng kêu:
– Đá hả?
– Không phải đá! Đào rộng ra nữa xem nào.
Đào rộng ra thêm tý nữa thì ở dưới lộ ra một cái miệng chum được niêm phong toàn chữ Hán. Hai ba ông ồ lên:
– Hũ vàng hũ bạc gì đây. Nhưng đéo cần biết, cứ moi lên đã.
Tôi nghĩ lại chuyện tối qua, xong quay sang thằng Việt. Nó nhìn tôi rồi bảo:
– Về nhà lấy sợi thằng đỏ ra đây hộ tao! Gọi cả ông Tĩnh nữa.
Nói đoạn, nó bảo mọi người ngừng đào, còn tôi thì chạy về lấy dây. Gần trưa thì ra đến nơi, ông Tĩnh rút trong túi áo ra một nắm thẻ vuông vuông bằng gỗ, trên có khắc chữ như bộ cờ tướng. Xong xuôi hết tất cả mới ròng dây xuống kéo cái chum lên. Thằng Việt bảo:
– Nghe rõ bao giờ bảo mờ thì xé niêm phong xong mở ra luôn!
Tất cả nín thở chờ đợi, vừa nghe tiếng mở phát là ông Tĩnh cầm kiếm gỗ xé niêm phong, 2 thằng Toàn, Nhiệm cùng nhau giật phăng cái nắp chum ra. Thằng Việt vừa chạy lùi ra sau vừa gọi:
– Tất cả lùi ra xa, đợi một lúc sau hẵng vào.
Một lúc sau, cả đám kéo ồ vào, thằng Việt giật tờ bùa dán trước và sau chum đi, để lộ một đường vạch thằng tắp dọc theo thân chum. Nó cầm tràng hạt quật vào đó 3 cái, lập tức cái chum nứt làm đôi. Tất thảy người đứng đó đều đứng sừng sững, mắt mở trân trân nhìn vào trong chum. Bên trong chum là xác một ông già râu bạc, đội mũ cánh chuồn mặc áo trào như kiểu ngày xưa.