Cái bóng cười - Chương 5
Alfred Hitchcock
Cái bóng cười
Trinh thám thiếu nhi
Chương 4
Những con quỷ ở vách đá
– Các cậu làm gì ở đây?
Ba bạn quay lại nhìn thấy một người đàn ông gân guốc, tóc bạc, đang nhìn mình qua một cặp kính dày.
– Có kẻ vừa mới lấy cắp cái bùa của tụi cháu, Peter nhạt nhẽo thông báo.
– Hắn cầm dao, Bob nói.
– Bùa à? Người đàn ông nhỏ thắc mắc hỏi lại. A! Các cháu là ba cậu bé mà anh Ạ Hitchcock giới thiệu tới. Ba Thám Tử Trẻ.
– Dạ phải, thưa bác, Hanibal vội vàng xác nhận.
– Thế các cháu có vấn đề hỏi bác à? Một ngôn ngữ mà các cháu không biết?, giáo sư Meeker nói tiếp.
– Dạ phải! Bob buồn bã thở dài. Chuyện xui xẻo là một kẻ lạ,to khoẻ và da nâu đã lấy mất cái bùa, và vấn đề của tụi cháu đã biến mất theo hắn.
– Sai lầm! Hanibal thản nhiên ngắt lời. Vấn đề vẫn còn đây. Đồng ý là cái bùa đã biến mất! Nhưng bức thông điệp thì không. Cháu đã thận trọng mang chúng riêng ra.
Vẻ đắc thắng, thám tử trưởng đưa mẩu giấy cho giáo sư.
– Tuyệt vời! Giáo sư la lên, ánh mắt sáng lên sau cặp kính. vào đây nhanh để bác có thể nghiên cứu cho đàng hoàng.
Giáo sư quay gót vào nhà thật nhanh. Ông quá nhiệt tình tìm hiểu bức thông điệp đến nỗi ông xém đụng đầu vào cây. Ông kéo ba cậu vào ngôi biệt thự, mời ngồi, chính ông ngồi sau bàn làm việc và cúi xuống mẩu giấy nhỏ xíu.
– Đúng rồi, đúng rồi! Ông khẽ nói sau một hồi xem xét. Không còn gì nghi ngờ nữa! Thật là kì diệu.
Ông tự nói với chính mình. Rõ ràng là ông đã quên mất sự hiện diện của ba vị khách trẻ.
– Mà lại viết bằng máu nữa chứ! Máu tười! Thật kì diệu!
Hanibal đắc thắng.
– Hừn, xin pháp bác, bác có biết đó là ngôn ngữ gì không ạ?
– Hả? Giáo sư ngước mắt lên kêu. Ồ, có có , tất nhiên! Đây là tiến Yaqualị Không có gì phải nghi ngờ. Viết bằng tiếng Yaqualị Ôi! Dân Yaquali! Một dân tộc tuyệt vời! Hiếm có bộ lạc da đỏ nào có chữ viết lắm các cháu ạ ! Nhưng người Yaquali đã học được mẫu tự Tây Ban Nha và các nhà truyền giáo Tây Ban Nha đã lập một cuốn tự điển gình riêng cho dân tộc này, để họ có thể viết và đọc ngôn ngữ của chính mình.
– Người Yaquali có phải là một bộ tộc bản xứ giống như người Chumash không ạ? Peter hỏi.
– Bản xứ hả? Giáo sư lặp lại. ý cháu nói ở vùng chúng ta giống như người Chumash hả? Trời đất , không có đâu cháu ơi. Người Chumash là một bộ tộc nhỏ rất kém phát triển. Họ không hề biết viết tiếng mình. Tiếng Yaquali hoàn toàn khác tiếng Chumash. Cũng như tiếng Anh so với tiếng Tàu vậy đó! Người Yaquali cũng chưa bao giờ sống ở vùng này.
– Nhưng họ đúng là người Da Đỏ Châu Mỹ phải không ạ? Bob hỏi.
– Châu Mỹ thì đúng nhưng Hoa Kì thì không, giáo sư vừa giải thích vừa hài lòng xem bức thông điệp ở trước mặt. Thậm chí, được nhìn thấy chữ viết bằng tiếng Yaquali ở đây, tại Rocky này, là một chuyện rất đáng kinh ngạc. Người Yaquali rất ít khi rời khỏi vùng núi, họ rất ghét cái mà ta gọi là nền văn minh.
– Vùng núi nào, thưa bác? Hanibal hỏi. Thường thì họ sống ở đâu?
– Ủa… thì ở Mêhicô, chứ còn đâu nữa! Giáo sư đáp rất ngạc nhiên khi thấy có người không biết chi tiết này.
Cái bóng cười
Trinh thám thiếu nhi
Chương 4
Những con quỷ ở vách đá
– Các cậu làm gì ở đây?
Ba bạn quay lại nhìn thấy một người đàn ông gân guốc, tóc bạc, đang nhìn mình qua một cặp kính dày.
– Có kẻ vừa mới lấy cắp cái bùa của tụi cháu, Peter nhạt nhẽo thông báo.
– Hắn cầm dao, Bob nói.
– Bùa à? Người đàn ông nhỏ thắc mắc hỏi lại. A! Các cháu là ba cậu bé mà anh Ạ Hitchcock giới thiệu tới. Ba Thám Tử Trẻ.
– Dạ phải, thưa bác, Hanibal vội vàng xác nhận.
– Thế các cháu có vấn đề hỏi bác à? Một ngôn ngữ mà các cháu không biết?, giáo sư Meeker nói tiếp.
– Dạ phải! Bob buồn bã thở dài. Chuyện xui xẻo là một kẻ lạ,to khoẻ và da nâu đã lấy mất cái bùa, và vấn đề của tụi cháu đã biến mất theo hắn.
– Sai lầm! Hanibal thản nhiên ngắt lời. Vấn đề vẫn còn đây. Đồng ý là cái bùa đã biến mất! Nhưng bức thông điệp thì không. Cháu đã thận trọng mang chúng riêng ra.
Vẻ đắc thắng, thám tử trưởng đưa mẩu giấy cho giáo sư.
– Tuyệt vời! Giáo sư la lên, ánh mắt sáng lên sau cặp kính. vào đây nhanh để bác có thể nghiên cứu cho đàng hoàng.
Giáo sư quay gót vào nhà thật nhanh. Ông quá nhiệt tình tìm hiểu bức thông điệp đến nỗi ông xém đụng đầu vào cây. Ông kéo ba cậu vào ngôi biệt thự, mời ngồi, chính ông ngồi sau bàn làm việc và cúi xuống mẩu giấy nhỏ xíu.
– Đúng rồi, đúng rồi! Ông khẽ nói sau một hồi xem xét. Không còn gì nghi ngờ nữa! Thật là kì diệu.
Ông tự nói với chính mình. Rõ ràng là ông đã quên mất sự hiện diện của ba vị khách trẻ.
– Mà lại viết bằng máu nữa chứ! Máu tười! Thật kì diệu!
Hanibal đắc thắng.
– Hừn, xin pháp bác, bác có biết đó là ngôn ngữ gì không ạ?
– Hả? Giáo sư ngước mắt lên kêu. Ồ, có có , tất nhiên! Đây là tiến Yaqualị Không có gì phải nghi ngờ. Viết bằng tiếng Yaqualị Ôi! Dân Yaquali! Một dân tộc tuyệt vời! Hiếm có bộ lạc da đỏ nào có chữ viết lắm các cháu ạ ! Nhưng người Yaquali đã học được mẫu tự Tây Ban Nha và các nhà truyền giáo Tây Ban Nha đã lập một cuốn tự điển gình riêng cho dân tộc này, để họ có thể viết và đọc ngôn ngữ của chính mình.
– Người Yaquali có phải là một bộ tộc bản xứ giống như người Chumash không ạ? Peter hỏi.
– Bản xứ hả? Giáo sư lặp lại. ý cháu nói ở vùng chúng ta giống như người Chumash hả? Trời đất , không có đâu cháu ơi. Người Chumash là một bộ tộc nhỏ rất kém phát triển. Họ không hề biết viết tiếng mình. Tiếng Yaquali hoàn toàn khác tiếng Chumash. Cũng như tiếng Anh so với tiếng Tàu vậy đó! Người Yaquali cũng chưa bao giờ sống ở vùng này.
– Nhưng họ đúng là người Da Đỏ Châu Mỹ phải không ạ? Bob hỏi.
– Châu Mỹ thì đúng nhưng Hoa Kì thì không, giáo sư vừa giải thích vừa hài lòng xem bức thông điệp ở trước mặt. Thậm chí, được nhìn thấy chữ viết bằng tiếng Yaquali ở đây, tại Rocky này, là một chuyện rất đáng kinh ngạc. Người Yaquali rất ít khi rời khỏi vùng núi, họ rất ghét cái mà ta gọi là nền văn minh.
– Vùng núi nào, thưa bác? Hanibal hỏi. Thường thì họ sống ở đâu?
– Ủa… thì ở Mêhicô, chứ còn đâu nữa! Giáo sư đáp rất ngạc nhiên khi thấy có người không biết chi tiết này.
Comments for chapter "Chương 5"
Theo dõi
Đăng nhập
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất
Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận