Bóng Người Dưới Trăng - Chương 8
– Hay là làm sao? Nó đi với thằng Thủ mà sợ cái gì? Thằng Thủ nó vừa nhanh vừa khoẻ.
Cúc ngần ngại một chút rồi nói:
– Hay là dọc đường từ làng lên huyện, có chuyện gì xảy ra cho chị con ko? Chị con có bọc theo nhiều tiền ko mẹ?
Bà Chánh tự trấn an mình và an ủi con:
– Này, chỉ nói gở. Đường từ đây lên huyện người ta gồng gánh đi cả đêm, có gì mà sợ.
Hai mẹ con lại nằm xuống cố dỗ giấc ngủ, nhưng chỉ được chừng nữa tiếng, bà Chánh kêu ú ớ rồi vùng dậy. Mồ hôi vả ra như tắm. Bà xỏ guốc, vấn khăn rồi chong đèn bưng xuống bếp. Cúc bắt đầu buồng ngủ díp mắt nhưng ko dám nằm ngủ một mình nên cũng bật dậy bám sau lưng mẹ mặc dầu cô chỉ tưởng mẹ cô đi tiểu.
Bà Chánh băng ngang sân, xuống dãy nhà ngang, đó là dãy nhà gạch, lợp ngói ngăn làm nhiều buồng dùng làm kho chứa gạo và các loại ngủ cốc và đồng thời cũng là chổ ngủ của ba người giúp việc có cửa ăn thông sang nhà bếp. Bên hông nhà bếp, dưới tàn cây khế, có cái giếng nước trong vắt chỉ để dùng riêng cho ông Chánh đun sôi pha trà.
Bà Chánh bước vào buồng ngủ của người làm và gọi nhỏ:
– Sử, Sử ơi, dậy bà nhờ tí.
Cúc ngơ ngác hỏi:
– Có việc gì thế hở mẹ? Nữa đêm đánh thức chú ấy làm gì?
Bà Chánh ko đáp, tiến lại ngồi xỏm xuống bên cạnh người đàn ông đang nằm ngửa trên chiếc chiếu trải trên nền xi măng ; Bà lay vai người ấy và gọi:
– Sử, dậy! Ngủ gì mà ngủ như chết vậy? Dậy mau!
Người đàn ông tên Sử là đầy tớ tín cẩn lâu năm của gia đình ông Chánh, tính tình ngay thẳng, nhanh nhẹn và có vỏ gia truyền. Ông Chánh nuôi trong nhà vì cơ ngơi của ông lớn quá, cần người canh trộm ban đêm. Anh đang ngủ ngon thì bị lay dậy, anh nhướng mắt nhìn, rồi khi nhận ra bà Chánh,a nh vội ngồi bật lên và hốt hoảng hỏi:
– Có…có việc gì thế hở bà?
Sử nhớ lại cách đây mấy năm nhà ông Chánh từng bị trộm lẻn vào và nhờ anh, ông mới thoát được chuyến hàng hôm đó. Đêm nay chắc chuyện cũ lại vừa tái diễn, làm anh nhớn nhác nhìn ra sân.
Bà Chánh chưa kịp trả lời thì ở gian bên cạnh, chị bếp cũng vừa thức giấc, chạy sang ngơ ngác nhìn bà Chánh ngồi nói chuyện với Sử. Bà Chánh quay lại vẫy tay chị bếp lại gần và bảo:
– Này, hai đứa chúng bay chịu khó cầm đuốc, chạy ra kho rơm xem có gì lạ ko?
Kho rơm ko xa lắm, chỉ độ vài trăm thước, nhưng Sử ngần ngại ko muốn đi vì đang ngủ dỡ giấc. Anh nói:
– Bẩm bà, ngoài ấy chỉ có rơm thôi chứ có gì đâu mà lo ăn trộm?
Bà Chánh gắt nhẹ:
– Tao bảo thì cứ đi! Hay là thôi, để tao cùng đi với chúng mày vậy.
Cúc chợt nhớ là chiều nay Khuê có nói là sẽ gặp Thủ ở kho rơm để cùng lên huyện, cô buột miệng bảo mẹ:
– Chắc chị ấy đi rồi chứ giờ này ngồi ngoài đấy làm gì hở mẹ?
Sử ngước lên hỏi:
– Ai? Cô nói ai? Cô nói ai đi rồi?
Bà Chánh đứng dậy cắt ngang bảo Cúc:
– Về nhà ngủ đi.
Cúc nghĩ đến hình ảnh người thắt cổ trên cành mít, lắc đầu nói:
– Thôi, thôi, mẹ đi thì con cũng đi, con ko dám ở nhà một mình đâu.
Sử và chị bếp ko hiểu có chuyện gì nhưng thấy ý bà Chánh cương quyết, lại thêm nét mặt lo lắng của bà, chỉ đành lấy mấy khúc củi khô đốt lên làm đuốc rồi cùng bà Chánh bước ra cổng chính. Bốn bóng người lặng lẽ đi nhanh trên con đường làng tăm tối. Anh lửa trên tay chị bếp bập bùng theo từng cơn gió thổi, Sử tưởng bà Chánh nghi có trộm vào kho rơm, nên anh cẩn thận vác theo con dao cán dài, lăm lăm nắm chặt trong tay để sẳn sàng đối phó với kẻ lạ, chị bếp thì cầm theo cái đòn gánh, hoang mang ko nói lời nào suốt quảng đường.
Tới nơi, rẻ vào con đường đất rồi băng ngang mảnh sân nhỏ, Cúc bổng kêu thét lên, cô vừa nhận ra trên hiên một cái xác treo lủng lẳng từ mái nhà thòng xuống giống hệt cái xác mà lúc nãy Cúc thấy trên cành mít sau buồng ngủ, Cúc ôm lấy mẹ và quay mặt đi:
– Mẹ ơi, ghê quá
Bà Chánh cũng vừa nhận ra, rồi cả Sử và chị bếp cũng lao tới giơ bó đuốc lên soi mặt người chết, bà Chánh chỉ kịp kêu rú lên một tiếng rồi ngã vật ra sân khi vừa nhìn rõ mặt con gái. Khuê đã quá tuyệt vọng lâm vào bước đường cùng, nên tìm cái chết để tự giải thoát. Thủ ko đến đón cô mà cô cũng ko dám quay về nhà, cô lấy sợi dây cột vơng kết thành thòng lọng, máng lên cây xà và kết liễu đời mình để cha cô khỏi xấu hổ với xóm làng.
Cúc vừa khóc vừa ngồi xuống lay mẹ dậy. Giờ này cô mới nhớ ra rằng, lúc nãy ngay khi chị Khuê thắt cổ tự vẩn, chị đã hiện về báo cho cô biết ở vườn sau. Cô nghẹn ngào than:
– Chị Khuê ơi, sao chị nỡ bỏ mẹ, bỏ em chị Khuê
Sử và chị bếp đã tháo gỡ sợi dây và hạ cái xác xuống. Người làm trong nhà, ai cũng có lòng quý mến cô, cho nên trước caíc hết thảm khốc ngoài sự tưởng tượng của họ, dường như ai cũng á khẩu ko nói được gì, chỉ nhìn nhau chia sẻ nổi đau xót tận cùng.
Cúc đã lay mẹ tỉnh dậy, bà lao tới ôm lấy xác con giaữ đêm khuya vắng lặng dưới ánh đuốc bập bùng. Tiếng khóc của hai mẹ con vang lên não ruột làm chị bếp cũng mũi lòng khóc theo. Chị quỳ xuống bên Cúc, nhìn Khuê và vật vã than:
– Cô ơi, làm sao mà nông nổi này? Cả nhà ai cũng quý mến cô mà cô nỡ bỏ đi sao đành cô ơi.
Sử đứng u sầu sau lưng bà Chánh, chờ một lúc khá lâu mới dè dặt hỏi:
– Bẩm bà, chúng con khiêng cô con về hay là để con chạy về mời ông ra?
Bà Chánh ko đáp, khóc than khan tiếng rồi bà ngồi dựa lưng vào vách, bà rên rỉ:
– Con ơi là con, đau đớn cho tôi chưa? Sao con nỡ dứt tình dứt nghĩa? Mẹ thương con biết là dường nào, ôi…con ơi…
Lóng ngóng một hồi nữa, Sử quyết định vác cái xác lên vai chạy về nhà. Cô chủ cao quý của anh lúc còn sống, anh đã hết lòng ngưỡng mộ, nay nằm chết trên nền đất, da mặt xám ngắt và máu rỉ ra hai bên lổ tai. Anh ko nở nhìn thảm cảnh như vậy, nước mắt lưng tròng, anh đưa cô về nhà để bà Chánh cho người tẩm liệm và chôn cất đàng hoàng.
Cúc cuối xuống cầm cái túi vải của chị, còn chị bếp thì vác đuốc đi trước, hai mẹ con bà Chánh theo sau, vừa khóc lóc vừa kể lể suốt quảng đường. Gió khuya bổng nổi lên ào ào, làm tắt phụt bó đuốc. Bốn cái bóng đen cùng với một xác chết mò mẩm đi trong đêm, tiếng khóc của hai mẹ con vẫn nấc lên từng chập như tiếng gọi hồn ai oán trong đêm trường tỉnh mịch.
Từ hôm ấy, nhà ông Chánh bao phủ một màu tang ngút trời. Đám tang cô Khuê là một biến cố gây chấn động đến nổi gần như cả làng ai cũng kéo ra nghĩa địa mặc dầu trời hôm ấy mưa phùn rả rích như cùng khóc thương cho cô gái lầm lỡ oan khiên.
Lúc đi ngang qua kho rơm, hàng trăm cặp mắt đều nhìn vào và giật mình kinh hãi thấy một đàn quạ đậu trên nóc nhất loạt vỗ cánh bay vụt lên, tiếng kêu ngân dài hết sức ai oán. Mưa rơi lập cập, sấm chớp lập loè liên tục. Lúc hạ quan, bà Chánh lao xuống huyệt khóc ngất đi, ba bốn thanh niên trong làng phải kéo mãi mới lôi được bà lên để lấp đất. Cúc thì quỳ trên đống bùn lầy lội, ôm mặt kêu tên chị đến khan cả cổ. Đám người làm cũng vật mình khóc than.
Chỉ riêng ông Chánh thì mặt lạnh như tiền, che dấu cảm xúc, quyết định ko nhỏ một giọt lệ. giận cá chém thớt, ông đang nghĩ kế bắt Thủ trừng trị cái tội đã làm tan nát đời con gái ông. Trong lối suy nghĩ của ông, ông chẳng thấy mình có lỗi gì cả, tất cả đều do lỗi thằng Thủ gây nên. Vả lại con ông chửa hoang, nó chết là đáng đời rồi. Quan viên chức sắc trong tổng, trong làng gặp ông rơm rớm nước mắt chia buồn, ông bình thản, nhếch miệng lên, và nói:
– Con tôi nó ngủ với cái thằng gánh đất làm nhục nhã gia phong, chết là phải. Có gì mà phải phân ưu?
Từ thời ông bắt đầu bước vào con đường hoàng lộ, từ chức Lý Trưởng rồi lên Chánh Tổng, ông luôn luôn thích được người ta bình phẩm rằng:
– Cụ Chánh nghiêm lắm, nhà cụ Chánh gia giáo lắm, dạy con đâu ra đấy.