Bảy Đêm Quái Đản - Chương 6
Giọng ông ta lí nhí kể “Hai tháng sau tôi nghe thấy ông lão khóc lóc!”
Đêm đó cái điều hòa nhà chú bị hỏng. Trời nóng quá không ngủ nổi, ra ban công hóng gió. Chú nghe thấy có tiếng khóc rất rõ từ phía nhà 402 vọng lại. Trong đêm yên tĩnh tiếng khóc đó nghe rõ mồn một.
Ông lão đã khóc “Hết rồi… tao bị mày hại chết rồi.” Kêu lên như vậy hai lần rồi im bặt. Sáng ngày hôm sua chú bắt đầu lưu tâm đến ông ta hơn. Mới chỉ qua một đêm mà ông ta già đi cả chục tuổi, sắc mặt sa sút thảm hại, cứ gặp người là quay đi. Qua vài ngày thấy đám tóc bạc của ông rụng gần một nửa. Một đêm khác chú lại nghe thấy ông ta kêu khóc cũng chẳng đâu vào đâu.
“Thật đáng tiếc… thật đáng tiếc…”
Khương Phượng chau mày hỏi “Câu đó có nghĩa gì?”
Người đàn ông đắc ý “Chú không dám chắc nhưng có lẽ cái giá sách có vấn để làm ông ta sợ hãi, sợ bị giết hại. Nhưng định ra tay páh hỏng cái tủ thì lại tiếc”.
Sau đó một tháng ông già ấy chết. Lúc ông ta ra ngoài mua đồ lúc quay về từ xa đã nghe tiếng xe cứu hỏa rú inh ỏi. Mặt ông ta tái mét, vứt hết đồ đạc trên tay chạy ngay về hướng nhà mình. Ông lão 60 tuổi này chạy một mạch 500m đến chân cầu thang, thấy ở đây đông nghịt người. Cứu hỏa đang ra sức phụt nước dập lửa, khỏi bay lên nghi ngút. Ông lão quá sốc và tuyệt vọng đã lên cơn nhồi máu cơ tim ngất lịm đi. Một giờ sau ông ta chết trong bệnh viện. Nghe đâu câu cuối cùng ông ý nói là.
“Cái… của tôi! Cháy rồi! Hết rồi!”
Cụ thể là cái gì của tôi thì chẳng ai nghe rõ cả. Trên thục tế, phát hỏa ngày hôm đó là nhà 503, trên nhà ông lão một nhà, khói nhiều như vậy nhưng ngọn lửa cũng không lớn. Nhà của ông lão không hề gì cả.
Người đàn ông quay hỏi chúng tôi “Từ ngày dọn nhà đến ở đã thấy cái giá sách giở trò ma quái nào chưa?”
Khương Phượng chưa kịp mở lời tôi đã nói “Chúng tôi dọn đến thấy nó vướng víu đã nhờ chủ nhà mang đi rồi.”
Người đàn ông gầy gò không biết đang vui hay tuyệt vọng “Vậy thì tốt, vậy sẽ không lo chuyện gì xảy ra nữa”.
“Hết tất rồi… Tao bị mày hại chết rồi…”
Tôi hoa mày chóng mặt, trong đầu chỉ vang lên câu nói đó. Còn chúng tôi? Chúng tôi cũng sẽ bị hại chết sao? Ngày hôm đó Hoắc Hà dậy sớm tắm, thấy bình nóng lạnh bị hỏng. Chủ nhà cũng tế nhịn nói rằng cái bình nóng lạnh ấy dùng đã lâu, cũng nên thay đổi. Ông ta bỏ tiền ra thay cái mới. Tiện thể đến xem chúng tôi ăn ở thế nào. Thoắt cái công nhân đã lắp xong và ra về. Chủ nhà ở lại nói chuyện với chúng tôi nửa ngày, đi thăm hết các phòng. Vào đến phòng của Vương Nhuệ, đập ngay vào mắt ông ta là bức tượng gỗ làm ông chết lặng cả người.
Vương Nhuệ hỏi “Chú sao vậy?”
Chủ nhà lắp bắp “Đây là tượng bố tôi!”
Vương Nhuệ thấy ù ù bên tai rồi cũng đứng sững. Thì ra bức tượng bị vứt trong tủ sách chính là ông lão chủ nhà.
“Đây là bức tượng do chính ông đẽo” chủ nhà giải thích thêm bố ông ta trước đây đã được học qua về nghệ thuật nhưng cũng chỉ là tay nghề bậc trung. Vương Nhuệ nói với chủ nhà có thể mang bức tượng đi. Nhưng chủ nhà có vẻ không thoải mái.
“Thôi chú không mang về đâu, các cháu thích cứ giữ lấy. Còn nếu không thích cứ đem vứt đi.”
Người chủ nhà đi khỏi, năm cái mặt nhìn nhau. Khương Phượng thay đổi bầu không khí yên tĩnh.
“Quỷ quái quá! Rất có thể chính cái tượng gỗ đó là trung tâm của vấn đề, là gốc rễ của vấn đề. Ông lão trước khi chết đã rất đâu khổ không phải vì cái giá sách mà là bức tượng.”
Tôi không nói gì, mồ hôi lạnh toát từ đầu tới chân. Dưới ánh trăng, cánh cửa giá sách mở toang. Bức tượng gỗ chắn ngay ngoài cửa nhìn xoáy vào tôi như thể nó muốn móc ngay con ngươi của tôi ra.
“Chúng ta đốt nó đi,” Khương Phượng nói lớn quyết định của mình “đốt nó đi, có lẽ sẽ hết chuyện.”
Mang bức tượng vào nhà tắm đổ xăng lên. Năm chúng tôi vây xung quanh ai nấy đều căng thẳng. Cuối cùng Khương Phượng quẹt que diêm, vứt vào bức tượng. Lửa cháy bùng bùng khói um cả nhà. Trần Hồ Huy chạy ra bật ngay máy hút khói. Bức tượng dần đen sì, quắt queo lại. Chúng tôi đang rất hồi hộp, đốt bức tượng đi rồi chẳng biết thật sự có tác dụng gì không đây.
Tôi bỗng la lớn “Nó đang cười! Nó đang cười với tôi!” Tôi không hề hoa mắt, hoàn toàn tỉnh táo nhìn thấy pho tượng đang nhìn thẳng vào tôi nhoẻn miệng. Tôi đáp lễ cười lại. Trong nháy mắt một luồng điện mạnh đạt đến cực độ và tôi từ từ lịm đi.
Hoắc Hà tóm lấy tôi “Cậu sao thế?”
Như tìm được cứu cánh tôi trấn tĩnh hơn, lấm lét nhìn lại lần cuối pho tượng. Bây giờ pho tượng đã cháy nham nhở rồi. Trên nền gạch chỉ còn lại đống tàn tro. Vậy là pho tượng làm chúng tôi bấy lâu bất an nay đã được giải quyết triệt để tận góc. Trong thâm tâm chúng tôi cũng không vì thế mà an tâm hẳn. Cái giá sách vẫn sờ sờ ra đây, có trời mới biết sắp diễn ra cái gì. Sáng hôm sau Hoắc Hà ra bưu điện nhận bưu phẩm. Bốn chúng tôi đều dậy sớm ngồi ngoài phòng khách, nhưng tất cả dù vô tình, hữu ý đều tránh cái ban công, mặc dù vẫn biết chẳng tránh đi đâu được.
Vương Nhuệ than ngắn thở dài đứng dậy “Đi thôi, có tránh nó được mãi đâu”.
Anh ta đi đầu mờ cửa, chúng tôi theo sau. Nhìn bên ngoài giá sách vẫn vậy chẳng tài nào đoán được lần này trong đó có cái gì. Vương Nhuệ hít sâu lấy hơi, mở cửa. Tất cả cùng nhìn vào. Không có đồ đạc gì cả. Chỉ những miếng kim loại rất là nhỏ, chẳng ai đoán ra được đó là cái gì cả. Tôi cầm lên xem nghi ngờ “Đó là đống lớn những mảnh kim loại vụn đã bị cắt nhỏ rất khó để đoán biết đấy là cái gì…”
Trần Hồ Huy cau có, tay cầm miếng kim loại dày nhất.
“Trên này con hoa văn chạm khắc này!”
Vương Nhuệ tìm đôi găng tay nhảy ngay vào bới móc. Chúng tôi cũng nhận thấy không chỉ có miếng kim loại mà con túi nilông, hồ dán, rồi cả đủ loại manh vụn. Cả dây điện cũng bị cắt vụn ra. Đây là trò gì nữa đây. Chúng tôi loạn hết cả lên rồi. Bên ngoài có tiếng mở cửa. Là Hoắc Hà đi lên bang công. Nhìn thấy đống sắt vụn, ngắm nghía một lúc anh ta mới hỏi “Trò gì nữa đây?”
Vương Nhuệ trả lời “Thì mọi người cũng đang đoán đây”. Anh ta xem xét tình hình của đống đồ không rõ nguồn gốc thì nhặt được một lá bùa. Trên lá bùa có cái chuông nhỏ và khắc bốn chữ “Thượng lộ bình an”. Lá bùa như thế này ở đâu có nhiều nhất.
Hoắc Hà “Tôi biết đấy”.
Mọi người dõi theo anh ta chỉ thấy mặt anh ta như tờ giấy trắng toát.
“Tôi hôm nay trên đường về gặp một đôi trai gái cãi nhau với bảo vệ”.
Giọng Hoắc Hà chìm xuống “Chiếc Audi của họ đậu ở bãi xe bốc hơi rồi”.
Năm chúng tôi như bị đóng bê tông. Có điều ngẫu nhiên vậy sao, nhưng ngớ ngẩn quá… Lần này là ô tô thật đầy chứ không phải đậu phụ đâu.
Sao nó có thể làm điều đó được? Bằng cách nào?
“Không đúng, cái ngăn tủ đó quá nhỏ, nếu cắt vụn chiếc Audi ấy ra có đến mười cái tủ này cũng không nhét hết ý chứ.”
“Đúng rồi!”
Khương Phượng kịp phản ứng lại “Cái xe ấy có mà cho vào phòng khách của chúng ta may ra còn vừa vặn.”
Vương Nhuệ “Dù gì thì dọn sạch đi rồi tính.”
“Vẫn thoe cách cũ, nửa đêm đem đi vứt!”
“Theo cách cũ,” ba chứ này thật khó nghe nhưng cũng chẳng còn cách nào khác.
Khương Phượng “Chắc chắn chẳng có ai có thể nhận ra hình thù chiếc xe nữa đâu mà sợ.”
Vương Nhuệ “Cứ dọn sạch được đi đã, mà dọn chưa xong là có vấn đề thật”. Dưới gầm giường có mấy cái thùng cát tông định lấy ra để đổ hg mảnh vụn vào đó, dọn một lúc chúng tôi thấy cái tủ này như cái tủ không đáy. Đã múc đi bao nhiêu rồi mà vẫn chưa hết. Bốn cái thùng đã đầy lặc lè. Khương Phượng thấy không bình thường.
Tôi nói “Cái thứ đồ cổ này chứa được bao nhiêu? Hùng hục cả đêm rồi mà chẳng thấy vơi đi tẹo nào? Mà đáng nhẽ phải dọn sạch rồi chứ.”
Đêm đó cái điều hòa nhà chú bị hỏng. Trời nóng quá không ngủ nổi, ra ban công hóng gió. Chú nghe thấy có tiếng khóc rất rõ từ phía nhà 402 vọng lại. Trong đêm yên tĩnh tiếng khóc đó nghe rõ mồn một.
Ông lão đã khóc “Hết rồi… tao bị mày hại chết rồi.” Kêu lên như vậy hai lần rồi im bặt. Sáng ngày hôm sua chú bắt đầu lưu tâm đến ông ta hơn. Mới chỉ qua một đêm mà ông ta già đi cả chục tuổi, sắc mặt sa sút thảm hại, cứ gặp người là quay đi. Qua vài ngày thấy đám tóc bạc của ông rụng gần một nửa. Một đêm khác chú lại nghe thấy ông ta kêu khóc cũng chẳng đâu vào đâu.
“Thật đáng tiếc… thật đáng tiếc…”
Khương Phượng chau mày hỏi “Câu đó có nghĩa gì?”
Người đàn ông đắc ý “Chú không dám chắc nhưng có lẽ cái giá sách có vấn để làm ông ta sợ hãi, sợ bị giết hại. Nhưng định ra tay páh hỏng cái tủ thì lại tiếc”.
Sau đó một tháng ông già ấy chết. Lúc ông ta ra ngoài mua đồ lúc quay về từ xa đã nghe tiếng xe cứu hỏa rú inh ỏi. Mặt ông ta tái mét, vứt hết đồ đạc trên tay chạy ngay về hướng nhà mình. Ông lão 60 tuổi này chạy một mạch 500m đến chân cầu thang, thấy ở đây đông nghịt người. Cứu hỏa đang ra sức phụt nước dập lửa, khỏi bay lên nghi ngút. Ông lão quá sốc và tuyệt vọng đã lên cơn nhồi máu cơ tim ngất lịm đi. Một giờ sau ông ta chết trong bệnh viện. Nghe đâu câu cuối cùng ông ý nói là.
“Cái… của tôi! Cháy rồi! Hết rồi!”
Cụ thể là cái gì của tôi thì chẳng ai nghe rõ cả. Trên thục tế, phát hỏa ngày hôm đó là nhà 503, trên nhà ông lão một nhà, khói nhiều như vậy nhưng ngọn lửa cũng không lớn. Nhà của ông lão không hề gì cả.
Người đàn ông quay hỏi chúng tôi “Từ ngày dọn nhà đến ở đã thấy cái giá sách giở trò ma quái nào chưa?”
Khương Phượng chưa kịp mở lời tôi đã nói “Chúng tôi dọn đến thấy nó vướng víu đã nhờ chủ nhà mang đi rồi.”
Người đàn ông gầy gò không biết đang vui hay tuyệt vọng “Vậy thì tốt, vậy sẽ không lo chuyện gì xảy ra nữa”.
“Hết tất rồi… Tao bị mày hại chết rồi…”
Tôi hoa mày chóng mặt, trong đầu chỉ vang lên câu nói đó. Còn chúng tôi? Chúng tôi cũng sẽ bị hại chết sao? Ngày hôm đó Hoắc Hà dậy sớm tắm, thấy bình nóng lạnh bị hỏng. Chủ nhà cũng tế nhịn nói rằng cái bình nóng lạnh ấy dùng đã lâu, cũng nên thay đổi. Ông ta bỏ tiền ra thay cái mới. Tiện thể đến xem chúng tôi ăn ở thế nào. Thoắt cái công nhân đã lắp xong và ra về. Chủ nhà ở lại nói chuyện với chúng tôi nửa ngày, đi thăm hết các phòng. Vào đến phòng của Vương Nhuệ, đập ngay vào mắt ông ta là bức tượng gỗ làm ông chết lặng cả người.
Vương Nhuệ hỏi “Chú sao vậy?”
Chủ nhà lắp bắp “Đây là tượng bố tôi!”
Vương Nhuệ thấy ù ù bên tai rồi cũng đứng sững. Thì ra bức tượng bị vứt trong tủ sách chính là ông lão chủ nhà.
“Đây là bức tượng do chính ông đẽo” chủ nhà giải thích thêm bố ông ta trước đây đã được học qua về nghệ thuật nhưng cũng chỉ là tay nghề bậc trung. Vương Nhuệ nói với chủ nhà có thể mang bức tượng đi. Nhưng chủ nhà có vẻ không thoải mái.
“Thôi chú không mang về đâu, các cháu thích cứ giữ lấy. Còn nếu không thích cứ đem vứt đi.”
Người chủ nhà đi khỏi, năm cái mặt nhìn nhau. Khương Phượng thay đổi bầu không khí yên tĩnh.
“Quỷ quái quá! Rất có thể chính cái tượng gỗ đó là trung tâm của vấn đề, là gốc rễ của vấn đề. Ông lão trước khi chết đã rất đâu khổ không phải vì cái giá sách mà là bức tượng.”
Tôi không nói gì, mồ hôi lạnh toát từ đầu tới chân. Dưới ánh trăng, cánh cửa giá sách mở toang. Bức tượng gỗ chắn ngay ngoài cửa nhìn xoáy vào tôi như thể nó muốn móc ngay con ngươi của tôi ra.
“Chúng ta đốt nó đi,” Khương Phượng nói lớn quyết định của mình “đốt nó đi, có lẽ sẽ hết chuyện.”
Mang bức tượng vào nhà tắm đổ xăng lên. Năm chúng tôi vây xung quanh ai nấy đều căng thẳng. Cuối cùng Khương Phượng quẹt que diêm, vứt vào bức tượng. Lửa cháy bùng bùng khói um cả nhà. Trần Hồ Huy chạy ra bật ngay máy hút khói. Bức tượng dần đen sì, quắt queo lại. Chúng tôi đang rất hồi hộp, đốt bức tượng đi rồi chẳng biết thật sự có tác dụng gì không đây.
Tôi bỗng la lớn “Nó đang cười! Nó đang cười với tôi!” Tôi không hề hoa mắt, hoàn toàn tỉnh táo nhìn thấy pho tượng đang nhìn thẳng vào tôi nhoẻn miệng. Tôi đáp lễ cười lại. Trong nháy mắt một luồng điện mạnh đạt đến cực độ và tôi từ từ lịm đi.
Hoắc Hà tóm lấy tôi “Cậu sao thế?”
Như tìm được cứu cánh tôi trấn tĩnh hơn, lấm lét nhìn lại lần cuối pho tượng. Bây giờ pho tượng đã cháy nham nhở rồi. Trên nền gạch chỉ còn lại đống tàn tro. Vậy là pho tượng làm chúng tôi bấy lâu bất an nay đã được giải quyết triệt để tận góc. Trong thâm tâm chúng tôi cũng không vì thế mà an tâm hẳn. Cái giá sách vẫn sờ sờ ra đây, có trời mới biết sắp diễn ra cái gì. Sáng hôm sau Hoắc Hà ra bưu điện nhận bưu phẩm. Bốn chúng tôi đều dậy sớm ngồi ngoài phòng khách, nhưng tất cả dù vô tình, hữu ý đều tránh cái ban công, mặc dù vẫn biết chẳng tránh đi đâu được.
Vương Nhuệ than ngắn thở dài đứng dậy “Đi thôi, có tránh nó được mãi đâu”.
Anh ta đi đầu mờ cửa, chúng tôi theo sau. Nhìn bên ngoài giá sách vẫn vậy chẳng tài nào đoán được lần này trong đó có cái gì. Vương Nhuệ hít sâu lấy hơi, mở cửa. Tất cả cùng nhìn vào. Không có đồ đạc gì cả. Chỉ những miếng kim loại rất là nhỏ, chẳng ai đoán ra được đó là cái gì cả. Tôi cầm lên xem nghi ngờ “Đó là đống lớn những mảnh kim loại vụn đã bị cắt nhỏ rất khó để đoán biết đấy là cái gì…”
Trần Hồ Huy cau có, tay cầm miếng kim loại dày nhất.
“Trên này con hoa văn chạm khắc này!”
Vương Nhuệ tìm đôi găng tay nhảy ngay vào bới móc. Chúng tôi cũng nhận thấy không chỉ có miếng kim loại mà con túi nilông, hồ dán, rồi cả đủ loại manh vụn. Cả dây điện cũng bị cắt vụn ra. Đây là trò gì nữa đây. Chúng tôi loạn hết cả lên rồi. Bên ngoài có tiếng mở cửa. Là Hoắc Hà đi lên bang công. Nhìn thấy đống sắt vụn, ngắm nghía một lúc anh ta mới hỏi “Trò gì nữa đây?”
Vương Nhuệ trả lời “Thì mọi người cũng đang đoán đây”. Anh ta xem xét tình hình của đống đồ không rõ nguồn gốc thì nhặt được một lá bùa. Trên lá bùa có cái chuông nhỏ và khắc bốn chữ “Thượng lộ bình an”. Lá bùa như thế này ở đâu có nhiều nhất.
Hoắc Hà “Tôi biết đấy”.
Mọi người dõi theo anh ta chỉ thấy mặt anh ta như tờ giấy trắng toát.
“Tôi hôm nay trên đường về gặp một đôi trai gái cãi nhau với bảo vệ”.
Giọng Hoắc Hà chìm xuống “Chiếc Audi của họ đậu ở bãi xe bốc hơi rồi”.
Năm chúng tôi như bị đóng bê tông. Có điều ngẫu nhiên vậy sao, nhưng ngớ ngẩn quá… Lần này là ô tô thật đầy chứ không phải đậu phụ đâu.
Sao nó có thể làm điều đó được? Bằng cách nào?
“Không đúng, cái ngăn tủ đó quá nhỏ, nếu cắt vụn chiếc Audi ấy ra có đến mười cái tủ này cũng không nhét hết ý chứ.”
“Đúng rồi!”
Khương Phượng kịp phản ứng lại “Cái xe ấy có mà cho vào phòng khách của chúng ta may ra còn vừa vặn.”
Vương Nhuệ “Dù gì thì dọn sạch đi rồi tính.”
“Vẫn thoe cách cũ, nửa đêm đem đi vứt!”
“Theo cách cũ,” ba chứ này thật khó nghe nhưng cũng chẳng còn cách nào khác.
Khương Phượng “Chắc chắn chẳng có ai có thể nhận ra hình thù chiếc xe nữa đâu mà sợ.”
Vương Nhuệ “Cứ dọn sạch được đi đã, mà dọn chưa xong là có vấn đề thật”. Dưới gầm giường có mấy cái thùng cát tông định lấy ra để đổ hg mảnh vụn vào đó, dọn một lúc chúng tôi thấy cái tủ này như cái tủ không đáy. Đã múc đi bao nhiêu rồi mà vẫn chưa hết. Bốn cái thùng đã đầy lặc lè. Khương Phượng thấy không bình thường.
Tôi nói “Cái thứ đồ cổ này chứa được bao nhiêu? Hùng hục cả đêm rồi mà chẳng thấy vơi đi tẹo nào? Mà đáng nhẽ phải dọn sạch rồi chứ.”
Comments for chapter "Chương 6"
Theo dõi
Đăng nhập
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất
Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận