Bàn Tay Định Mệnh - Chương 4
− Cháu xin nhắc lại là không biết vì sao mà chị ta lại tới đây. Có lẽ vì thế mà làm cháu thấy băn khoăn lo ngại. Cháu có cảm giác là chị ta tới đây để xem cháu làm việc như thế nào hơn là để nghe những gì cháu phát hiện. Điều cháu vừa nói có thể bà cho là ngớ ngẩn, nhưng nếu giả dụ chị ta là mật thám thì cái đó cũng không làm cháu ngạc nhiên!
− Tại sao lại nói tới mật thám với cảnh sát? Cháu đã làm đều gì phạm pháp nào? Hơn nữa một người sang trọng như chị ta thì sao lại có thể là cảnh sát với mật thám được! Có khả năng đó là một người cạnh tranh trong nghề nghiệp, một phụ nữ thuật sỹ không quen biết muốn xem cháu hành nghề ra sao vì đang ghen tức với thành công của cháu?
− Có thể như thế bà ạ. Dù sao chăng nữa đều này cháu đã thấy trong cỗ bài và hiểu được khi nhìn chị ta – đó là một người đàn bà ghê gớm và độc địa. Cháu không nhớ rõ, từ ngày hành nghề, cháu đã có lần nào khó chịu trong khi xem như vậy không. Cháu đã quá mệt và chị ta đã làm cháu rã rời. Thôi, không nói gì tới chị ta nữa, bà nhất trí không?
− Cháu có lý. Hay là chúng ta tới rạp chiếu bóng xem cuốn phim mà mọi người đang ca ngợi? Điều đó có thể làm cháu khuây khỏa.
− Cháu lại muốn đi ngủ bà ạ.
− Nhưng phải ăn đã chứ!
− Cháu không thấy đói.
− Thế ra chị ta đã làm cho cháu không còn muốn ăn nữa hay sao?
− Cháu cũng chẳng biết nữa… Thôi, ngày mai, bà nhé.
Một tuần trôi qua, công việc đã trở lại bình thường. Phu nhân Nadia hầu như quên hẳn người khách lạ mà sự hiện diện của chị ta đã làm nàng thật khó chịu. Vêra, một người bà tốt, sáng suốt và chu đáo thấy là chẳng nên nhắc lại chuyện người đàn bà đó trước mặt cô con gái. Yên tĩnh trở lại… thế rồi bất ngờ, cũng vào ngày giờ của tuần lễ trước, trong khi Nadia đang tiếp người khách cuối cùng – một đại tá về hưu là khách quen nhiều năm – thì bà Vêra bước vào báo:
− Chị ta đã trở lại! Bà phải làm sao đây? Bảo là hôm nay đã hết giờ xem hay là bảo chị ta ngồi đợi?
Rất bình thản, Nadia đáp:
− Cháu đã có linh cảm chị ta sẽ trở lại: đó là một người đàn bà không chịu bó tay thua cuộc. Tốt hơn là cứ tiếp dù chỉ là để biết chính xác xem chị ta muốn gì hoặc chờ đợi gì ở cháu.
− Có lẽ hay hơn cả là từ chối không nhận xem cho chị ta nữa chăng? Cháu hoàn toàn có quyền tự do chọn khách cho mình kia mà.
− Bà chẳng nên nói vậy; chính là khách lựa chọn cháu nên cháu phải tiếp nhận, bất kể họ là ai và người như thế nào. Bà hãy mời chị ta vào đi.
− Nhưng mà, cháu nhớ không… Lần trước, sau khi chị ta đi rồi, cháu đã ở trong trạng thái tồi tệ đến nỗi bỏ cả bữa cơm tối! Tiếp người đó làm gì, nếu cháu thấy chị ta làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mình?
− Không những chị ta gây ảnh hưởng xấu tới tinh thần và sức khỏe của cháu và còn cho cả mọi người nữa. Nhưng bà hãy yên tâm: hôm nay cháu thấy người sảng khoái và không quá mệt mỏi như hôm trước. Cháu sẵn sàng tiếp chị ta.
Bà khách trẻ bước vào phòng. Cũng như lần trước: xinh đẹp, lịch sự và trang nhã có thể còn hơn cả lần trước nữa nhưng thái độ thì lạnh băng. Vẫn bằng cái giọng trầm buồn, chị ta nói:
− Bà có ngạc nhiên không khi tôi trở lại mặc dù bà đã cho tôi một cảm giác chán ngán về cái gọi là năng khiếu thấu thị đặc biệt của bà?
− Không có gì làm tôi ngạc nhiên cả, thưa bà… Bây giờ bà muốn biết về vấn đề gì?
− Vẫn là vấn đề cũ thôi: liệu tôi có đủ năng lực để đảm bảo hạnh phúc của mình trọn vẹn không?
− Và bằng bất cứ giá nào? Cái này tôi hiểu. Tôi biết là không phải bà không có vấn đề gì tiếp nữa. Nhưng xin bà hãy cho biết: bà đặt vấn đề này dai dẳng và cũng quyết tâm chờ một lời giải đáp, phải chăng là vì từ trước tới nay, bà chưa bao giờ cảm thấy hạnh phúc?
− Đúng là không giấu được bà đều gì. Thực ra thì tôi cũng đã có một hình thái hạnh phúc nào đó và tôi cảm thấy rất rõ là dưới con mắt của những người xung quanh cũng như tất cả những người quen biết thì tôi là một người đàn bà có một cuộc sống đầy đủ. Song ở giữa cái bề ngoài giả dối và thực sự còn có một khoảng cách đáng kể… Xin bà hãy nói cho tôi rõ là cái hình thái hạnh phúc tương đối đó có cho phép tôi thành tựu hoàn toàn mà tôi hằng mong ước mà tôi có quyền được hưởng không?
− Chúng ta lại sử dụng cỗ bài chứ?
− Vâng, tôi tin ở những quân bài.
Với bàn tay thành thạo như máy, cỗ bài được trang kỹ, được khách trộn, đảo… rồi bà chủ trịnh trọng rải úp từng quân lên mặt bàn. Khi bắt đầu lật lên những quân bài đầu tiên, nhà nữ ngoại cảm không kìm được, phải thốt lên:
− Đúng y như lần đầu!
− Bà có trí nhớ tốt thật đấy!
− Cả bà cũng vậy, thưa bà, vì bà cũng nhớ những quân bài lật lên hôm nọ.
Lại yên lặng cho đến lúc tất cả các quân bài đều được lật lên. Lại một lần nữa, Nadia như bị cuốn hút, nhìn ngắm thực kỹ nhưng thật ra, nàng đã nhìn thấy rõ trong thứ tự sắp xếp các quân bài tất cả những gì cần biết: so với lần trước cũng chẳng có gì thêm đáng kể về bản chất đích thật của người khách lạ. Và cũng chính vì “nhìn thấy” những cái đó mà nàng cảm thấy sự khó ở dâng lên trong người giống như lần trước. Nhưng lần này nàng kiên quyết đấu tranh với mình để tỏ rõ cho kẻ lại đến thách thức là nàng khỏe, rất khỏe để người ta không thể coi thường một Phu nhân Nadia… Và nàng nói:
− Tại sao lại nói tới mật thám với cảnh sát? Cháu đã làm đều gì phạm pháp nào? Hơn nữa một người sang trọng như chị ta thì sao lại có thể là cảnh sát với mật thám được! Có khả năng đó là một người cạnh tranh trong nghề nghiệp, một phụ nữ thuật sỹ không quen biết muốn xem cháu hành nghề ra sao vì đang ghen tức với thành công của cháu?
− Có thể như thế bà ạ. Dù sao chăng nữa đều này cháu đã thấy trong cỗ bài và hiểu được khi nhìn chị ta – đó là một người đàn bà ghê gớm và độc địa. Cháu không nhớ rõ, từ ngày hành nghề, cháu đã có lần nào khó chịu trong khi xem như vậy không. Cháu đã quá mệt và chị ta đã làm cháu rã rời. Thôi, không nói gì tới chị ta nữa, bà nhất trí không?
− Cháu có lý. Hay là chúng ta tới rạp chiếu bóng xem cuốn phim mà mọi người đang ca ngợi? Điều đó có thể làm cháu khuây khỏa.
− Cháu lại muốn đi ngủ bà ạ.
− Nhưng phải ăn đã chứ!
− Cháu không thấy đói.
− Thế ra chị ta đã làm cho cháu không còn muốn ăn nữa hay sao?
− Cháu cũng chẳng biết nữa… Thôi, ngày mai, bà nhé.
Một tuần trôi qua, công việc đã trở lại bình thường. Phu nhân Nadia hầu như quên hẳn người khách lạ mà sự hiện diện của chị ta đã làm nàng thật khó chịu. Vêra, một người bà tốt, sáng suốt và chu đáo thấy là chẳng nên nhắc lại chuyện người đàn bà đó trước mặt cô con gái. Yên tĩnh trở lại… thế rồi bất ngờ, cũng vào ngày giờ của tuần lễ trước, trong khi Nadia đang tiếp người khách cuối cùng – một đại tá về hưu là khách quen nhiều năm – thì bà Vêra bước vào báo:
− Chị ta đã trở lại! Bà phải làm sao đây? Bảo là hôm nay đã hết giờ xem hay là bảo chị ta ngồi đợi?
Rất bình thản, Nadia đáp:
− Cháu đã có linh cảm chị ta sẽ trở lại: đó là một người đàn bà không chịu bó tay thua cuộc. Tốt hơn là cứ tiếp dù chỉ là để biết chính xác xem chị ta muốn gì hoặc chờ đợi gì ở cháu.
− Có lẽ hay hơn cả là từ chối không nhận xem cho chị ta nữa chăng? Cháu hoàn toàn có quyền tự do chọn khách cho mình kia mà.
− Bà chẳng nên nói vậy; chính là khách lựa chọn cháu nên cháu phải tiếp nhận, bất kể họ là ai và người như thế nào. Bà hãy mời chị ta vào đi.
− Nhưng mà, cháu nhớ không… Lần trước, sau khi chị ta đi rồi, cháu đã ở trong trạng thái tồi tệ đến nỗi bỏ cả bữa cơm tối! Tiếp người đó làm gì, nếu cháu thấy chị ta làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mình?
− Không những chị ta gây ảnh hưởng xấu tới tinh thần và sức khỏe của cháu và còn cho cả mọi người nữa. Nhưng bà hãy yên tâm: hôm nay cháu thấy người sảng khoái và không quá mệt mỏi như hôm trước. Cháu sẵn sàng tiếp chị ta.
Bà khách trẻ bước vào phòng. Cũng như lần trước: xinh đẹp, lịch sự và trang nhã có thể còn hơn cả lần trước nữa nhưng thái độ thì lạnh băng. Vẫn bằng cái giọng trầm buồn, chị ta nói:
− Bà có ngạc nhiên không khi tôi trở lại mặc dù bà đã cho tôi một cảm giác chán ngán về cái gọi là năng khiếu thấu thị đặc biệt của bà?
− Không có gì làm tôi ngạc nhiên cả, thưa bà… Bây giờ bà muốn biết về vấn đề gì?
− Vẫn là vấn đề cũ thôi: liệu tôi có đủ năng lực để đảm bảo hạnh phúc của mình trọn vẹn không?
− Và bằng bất cứ giá nào? Cái này tôi hiểu. Tôi biết là không phải bà không có vấn đề gì tiếp nữa. Nhưng xin bà hãy cho biết: bà đặt vấn đề này dai dẳng và cũng quyết tâm chờ một lời giải đáp, phải chăng là vì từ trước tới nay, bà chưa bao giờ cảm thấy hạnh phúc?
− Đúng là không giấu được bà đều gì. Thực ra thì tôi cũng đã có một hình thái hạnh phúc nào đó và tôi cảm thấy rất rõ là dưới con mắt của những người xung quanh cũng như tất cả những người quen biết thì tôi là một người đàn bà có một cuộc sống đầy đủ. Song ở giữa cái bề ngoài giả dối và thực sự còn có một khoảng cách đáng kể… Xin bà hãy nói cho tôi rõ là cái hình thái hạnh phúc tương đối đó có cho phép tôi thành tựu hoàn toàn mà tôi hằng mong ước mà tôi có quyền được hưởng không?
− Chúng ta lại sử dụng cỗ bài chứ?
− Vâng, tôi tin ở những quân bài.
Với bàn tay thành thạo như máy, cỗ bài được trang kỹ, được khách trộn, đảo… rồi bà chủ trịnh trọng rải úp từng quân lên mặt bàn. Khi bắt đầu lật lên những quân bài đầu tiên, nhà nữ ngoại cảm không kìm được, phải thốt lên:
− Đúng y như lần đầu!
− Bà có trí nhớ tốt thật đấy!
− Cả bà cũng vậy, thưa bà, vì bà cũng nhớ những quân bài lật lên hôm nọ.
Lại yên lặng cho đến lúc tất cả các quân bài đều được lật lên. Lại một lần nữa, Nadia như bị cuốn hút, nhìn ngắm thực kỹ nhưng thật ra, nàng đã nhìn thấy rõ trong thứ tự sắp xếp các quân bài tất cả những gì cần biết: so với lần trước cũng chẳng có gì thêm đáng kể về bản chất đích thật của người khách lạ. Và cũng chính vì “nhìn thấy” những cái đó mà nàng cảm thấy sự khó ở dâng lên trong người giống như lần trước. Nhưng lần này nàng kiên quyết đấu tranh với mình để tỏ rõ cho kẻ lại đến thách thức là nàng khỏe, rất khỏe để người ta không thể coi thường một Phu nhân Nadia… Và nàng nói:
Comments for chapter "Chương 4"
Theo dõi
Đăng nhập
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất
Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận