Bàn Tay Định Mệnh - Chương 2
Nàng sống trong một thế giới khép kín, trừ một vài ngoại lệ hiếm hoi, thực sự là một thế giới của riêng mình khi nào ngừng công việc coi vận mệnh tướng số (công việc này thường choán mất phần lớn thời gian trong ngày), nàng lại trở về với bà già Vêra.
Một bà già rất lạ kỳ! Ở tuổi bảy mươi sáu, bà nhìn thấy hết, nghe thấy hết, biết hết nhưng không vì thế mà sức mạnh cá tính của bà cùn nhụt hay thui chột đi. Là bà ngoại của cô cháu độc nhất và cũng là người thân độc nhất còn sót lại của gia đình và dòng họ là cô bé Nadia, bà Vêra Winowa đã truyền thụ cho cháu nhiều bí mật sâu kín giúp cho một thiếu nữ mau chóng trở thành một thanh nữ rồi một phụ nữ không những đủ sức mạnh để đối diện với những gian truân của cuộc sống mà còn có thể giúp đở được đồng loại. Mặc dù tuổi tác đã cao nhưng bà Vêra còn rất nhanh nhẹn hoạt bác, gánh phần trách nhiệm, trong phòng xem vận số, tất cả những gì làm bộn rộn tới Nadia. Bà là người tự tay bóc các thư tín, ghi lại những cuộc hẹn qua điện thoại đối với khách hàng đặc biệt chứ không phải đối với bất cứ ai mời đến. Những người này thì xin cứ vui lòng ngồi chờ tới lượt mình ở phòng đợi. Cũng chính bà Vêra là người mở cửa và niềm nở đón khách. Trước khi đưa vào phòng Nadia, các vị này đều bị đôi mắt đen nhỏ nheo nheo vẻ tinh quái của bà già có mái tóc bạc trắng như cước quan sát tỉ mỉ, dò xét và phân tích. Nadia và bà Vêra đã trở thành một cặp thật là ăn ý.
Vào một buổi chiều, lúc mà Nadia tưởng là không còn ai ở phòng chờ, sắp sửa rời phòng chiêm lý, kết thúc một ngày làm việc căng thẳng: suốt tám giờ liền Phu nhân Nadia tiếp tám vị khách (mỗi giờ một vị) thì bà Vêra đi vào và báo với cô còn một bà khách rất mong được tiếp.
− Tại sao bà lại còn cho bà ta vào? – Nadia mệt mỏi hỏi bà – Đáng lẽ bà nên bảo là đã hết giờ và mời bà ta trở lại ngày mai vào 10 giờ sáng và sẽ được tiếp đầu tiên. Trông bà ta thế nào hả bà?
− Cũng khó nói đấy! Để tự cháu nhận xét thì hơn… Tuy vậy, nhìn bề ngoài, bà thấy có ba điểm: chị ta rất đẹp, trang nhã và lịch sự.
− Bà cho chị ta vào đi, nhưng sau đó dứt khoát không tiếp ai nữa đâu nhé! Cháu mệt lắm rồi!
Bà Vêra đã nhận xét đúng: rõ ràng là ở chị ta nổi bật lên ba “đặc điểm” đó, nhưng sắc đẹp thì lạnh, vẻ trang nhã: thiếu tự nhiên, còn dáng lịch sự: hơi quá cầu kỳ. Mái tóc nâu, kéo ra làm thành những giải che vầng tráng và hai tai, quấn lại thành một búi nặng buông thõng xuống sau gáy, thực ra cũng không đến nỗi thiếu vẻ duyên dáng xưa cũ. Tuy vậy, người phụ nữ còn quá trẻ, Nadia ước đoán là chị ta cũng chỉ sàn sàn tuổi mình. Đôi mắt đen với cái nhìn huyễn hoặc lạ kỳ nhưng thiếu sự nóng ấm. Cuối cùng là giọng nói, trầm buồn, dường như mỗi âm tiết đều được cân nhắc thận trọng trước khi thoát ra khỏi đôi môi mỏng đầy vẻ cay nghiệt. Một giọng nói chắc là không phải luôn luôn vui vẻ:
− Xin thứ lỗi, thưa bà tôi đến quá muộn và rất biết ơn bà đã vui lòng tiếp.
− Tôi chỉ làm tròn phận sự của mình thôi, thưa bà – Nadia lịch sự đáp – Nhất là có trường hợp khẩn cấp. Tôi xin nghe đây.
− Thưa, thế này… Đã mấy tháng nay, tôi bị ám ảnh bới một ý nghĩ lạ kỳ. Không hiểu sao tôi nhận thấy có một ảo giác vô cùng khó chịu: trong tôi như có hai con người một lúc. Một phía là con người được nuông chiều, có cuộc sống tràn đầy hạnh phúc, và phía bên kia là một người đàn bà luôn luôn bất mãn với mọi thứ trên đời. Tôi không sao phân tích, lý giải được và không hiểu lý do nào đã đưa tôi đến chỗ phân tâm đó. Vì tôi biết là người ta không bao giờ hiểu rõ được chính mình nên đã quyết định phải đi hỏi một nhà chuyên môn hoặc là nam hoặc là nữ. Nhiều tuần qua, tôi lưỡng lự giữa một thầy thuốc chuyên khoa thần kinh và một người có năng khiếu thấu thị. Cuối cùng tôi đã chọn giải pháp thứ hai, và sau khi tìm hiểu, tôi đã đến đây vì danh tiếng bà thật lớn. Vậy bà có thể nói về tôi ra sao?
− Bà muốn xem bằng cách nào? Bã cà phê, quả cầu pha lê, những lá bài đặc biệt hay là cỗ bài thường?
− Tôi nghĩ là cỗ bài thường có thể phát lộ ra những đều dễ hiểu hơn đối với tôi. Xin thú thật tôi chỉ là một người đàn bà trần tục, lần đầu tiên đến hỏi một nhà ngoại cảm, bà có tin như vậy không?
− Tại sao lại không? Bây giờ, xin bà cho một vài phút thật yên lặng.
Sau khi trang bài với một sự khéo léo và cử chỉ thật trang nhã mà chỉ những người chuyên nghiệp lâu năm trong nghề mới có, Nadia nói bằng một giọng thật dịu dàng và bình tĩnh:
− Bà làm ơn đảo bài giúp. Cám ơn.
Sau khi rải úp hết cỗ bài trên mặt bàn, nàng bắt đầu lật ngửa từng con một, chậm rãi, vừa làm vừa ngắm kỹ. Người khách nữ, lặng thinh, nhìn nàng làm, đôi mắt lạnh lùng chẳng tỏ một vẻ gì tò mò hay nghi hoặc. “Một vài phút im lặng” đòi hỏi có vẻ như kéo dài trong không khí tĩnh mịch của căn phòng. Cắm cúi trên cỗ bài, nhà nữ ngoại cảm có một vẻ gì như ngơ ngác… Cuối cùng nàng ngẩng đầu lên nhìn thẳng vào mắt vị khách.
− Đúng là cuộc đời của bà không đơn giản chút nào. Chính vì thế mà bà có một cuộc sống kép.
− Bà nhìn thấy cái đó như thế nào?
− Không có gì quan trọng. Nhưng đáng tiếc, lại đúng như vậy. Cuộc sống kép đó, sở dĩ tồn tại là do ý muốn của bà, nếu không muốn nói là bà thích như thế. Nhưng rồi bà sẽ thấy nặng nề và cuộc sống kép được nảy sinh ra đó làm cho bà ngày càng không chịu nổi.
Một bà già rất lạ kỳ! Ở tuổi bảy mươi sáu, bà nhìn thấy hết, nghe thấy hết, biết hết nhưng không vì thế mà sức mạnh cá tính của bà cùn nhụt hay thui chột đi. Là bà ngoại của cô cháu độc nhất và cũng là người thân độc nhất còn sót lại của gia đình và dòng họ là cô bé Nadia, bà Vêra Winowa đã truyền thụ cho cháu nhiều bí mật sâu kín giúp cho một thiếu nữ mau chóng trở thành một thanh nữ rồi một phụ nữ không những đủ sức mạnh để đối diện với những gian truân của cuộc sống mà còn có thể giúp đở được đồng loại. Mặc dù tuổi tác đã cao nhưng bà Vêra còn rất nhanh nhẹn hoạt bác, gánh phần trách nhiệm, trong phòng xem vận số, tất cả những gì làm bộn rộn tới Nadia. Bà là người tự tay bóc các thư tín, ghi lại những cuộc hẹn qua điện thoại đối với khách hàng đặc biệt chứ không phải đối với bất cứ ai mời đến. Những người này thì xin cứ vui lòng ngồi chờ tới lượt mình ở phòng đợi. Cũng chính bà Vêra là người mở cửa và niềm nở đón khách. Trước khi đưa vào phòng Nadia, các vị này đều bị đôi mắt đen nhỏ nheo nheo vẻ tinh quái của bà già có mái tóc bạc trắng như cước quan sát tỉ mỉ, dò xét và phân tích. Nadia và bà Vêra đã trở thành một cặp thật là ăn ý.
Vào một buổi chiều, lúc mà Nadia tưởng là không còn ai ở phòng chờ, sắp sửa rời phòng chiêm lý, kết thúc một ngày làm việc căng thẳng: suốt tám giờ liền Phu nhân Nadia tiếp tám vị khách (mỗi giờ một vị) thì bà Vêra đi vào và báo với cô còn một bà khách rất mong được tiếp.
− Tại sao bà lại còn cho bà ta vào? – Nadia mệt mỏi hỏi bà – Đáng lẽ bà nên bảo là đã hết giờ và mời bà ta trở lại ngày mai vào 10 giờ sáng và sẽ được tiếp đầu tiên. Trông bà ta thế nào hả bà?
− Cũng khó nói đấy! Để tự cháu nhận xét thì hơn… Tuy vậy, nhìn bề ngoài, bà thấy có ba điểm: chị ta rất đẹp, trang nhã và lịch sự.
− Bà cho chị ta vào đi, nhưng sau đó dứt khoát không tiếp ai nữa đâu nhé! Cháu mệt lắm rồi!
Bà Vêra đã nhận xét đúng: rõ ràng là ở chị ta nổi bật lên ba “đặc điểm” đó, nhưng sắc đẹp thì lạnh, vẻ trang nhã: thiếu tự nhiên, còn dáng lịch sự: hơi quá cầu kỳ. Mái tóc nâu, kéo ra làm thành những giải che vầng tráng và hai tai, quấn lại thành một búi nặng buông thõng xuống sau gáy, thực ra cũng không đến nỗi thiếu vẻ duyên dáng xưa cũ. Tuy vậy, người phụ nữ còn quá trẻ, Nadia ước đoán là chị ta cũng chỉ sàn sàn tuổi mình. Đôi mắt đen với cái nhìn huyễn hoặc lạ kỳ nhưng thiếu sự nóng ấm. Cuối cùng là giọng nói, trầm buồn, dường như mỗi âm tiết đều được cân nhắc thận trọng trước khi thoát ra khỏi đôi môi mỏng đầy vẻ cay nghiệt. Một giọng nói chắc là không phải luôn luôn vui vẻ:
− Xin thứ lỗi, thưa bà tôi đến quá muộn và rất biết ơn bà đã vui lòng tiếp.
− Tôi chỉ làm tròn phận sự của mình thôi, thưa bà – Nadia lịch sự đáp – Nhất là có trường hợp khẩn cấp. Tôi xin nghe đây.
− Thưa, thế này… Đã mấy tháng nay, tôi bị ám ảnh bới một ý nghĩ lạ kỳ. Không hiểu sao tôi nhận thấy có một ảo giác vô cùng khó chịu: trong tôi như có hai con người một lúc. Một phía là con người được nuông chiều, có cuộc sống tràn đầy hạnh phúc, và phía bên kia là một người đàn bà luôn luôn bất mãn với mọi thứ trên đời. Tôi không sao phân tích, lý giải được và không hiểu lý do nào đã đưa tôi đến chỗ phân tâm đó. Vì tôi biết là người ta không bao giờ hiểu rõ được chính mình nên đã quyết định phải đi hỏi một nhà chuyên môn hoặc là nam hoặc là nữ. Nhiều tuần qua, tôi lưỡng lự giữa một thầy thuốc chuyên khoa thần kinh và một người có năng khiếu thấu thị. Cuối cùng tôi đã chọn giải pháp thứ hai, và sau khi tìm hiểu, tôi đã đến đây vì danh tiếng bà thật lớn. Vậy bà có thể nói về tôi ra sao?
− Bà muốn xem bằng cách nào? Bã cà phê, quả cầu pha lê, những lá bài đặc biệt hay là cỗ bài thường?
− Tôi nghĩ là cỗ bài thường có thể phát lộ ra những đều dễ hiểu hơn đối với tôi. Xin thú thật tôi chỉ là một người đàn bà trần tục, lần đầu tiên đến hỏi một nhà ngoại cảm, bà có tin như vậy không?
− Tại sao lại không? Bây giờ, xin bà cho một vài phút thật yên lặng.
Sau khi trang bài với một sự khéo léo và cử chỉ thật trang nhã mà chỉ những người chuyên nghiệp lâu năm trong nghề mới có, Nadia nói bằng một giọng thật dịu dàng và bình tĩnh:
− Bà làm ơn đảo bài giúp. Cám ơn.
Sau khi rải úp hết cỗ bài trên mặt bàn, nàng bắt đầu lật ngửa từng con một, chậm rãi, vừa làm vừa ngắm kỹ. Người khách nữ, lặng thinh, nhìn nàng làm, đôi mắt lạnh lùng chẳng tỏ một vẻ gì tò mò hay nghi hoặc. “Một vài phút im lặng” đòi hỏi có vẻ như kéo dài trong không khí tĩnh mịch của căn phòng. Cắm cúi trên cỗ bài, nhà nữ ngoại cảm có một vẻ gì như ngơ ngác… Cuối cùng nàng ngẩng đầu lên nhìn thẳng vào mắt vị khách.
− Đúng là cuộc đời của bà không đơn giản chút nào. Chính vì thế mà bà có một cuộc sống kép.
− Bà nhìn thấy cái đó như thế nào?
− Không có gì quan trọng. Nhưng đáng tiếc, lại đúng như vậy. Cuộc sống kép đó, sở dĩ tồn tại là do ý muốn của bà, nếu không muốn nói là bà thích như thế. Nhưng rồi bà sẽ thấy nặng nề và cuộc sống kép được nảy sinh ra đó làm cho bà ngày càng không chịu nổi.
Comments for chapter "Chương 2"
Theo dõi
Đăng nhập
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất
Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận