Bàn Tay Định Mệnh - Chương 11
Còn lại một mình, bà Vêra thấy thật sự lo ngại: phải chăng cô cháu gái của bà được thừa hưởng cái khả năng thấu thị mà người mẹ sinh ra bà đã có ngày xưa? Bà mẹ tuyệt vời người Slave ấy tên là Natacha cứ ỗi tối lại tới gần chiếc giường trẻ em trong căn nhà ấm cúng của gia đình ở Kiev để kể cho cô cháu nghe những câu chuyện lạ kỳ cốt để ru cho cháu ngủ. Bà Natacha có năng khiếu bẩm sinh về tài tiên tri mà cả vùng đều biết tiếng. Những người dân từ những nơi rất xa cũng tìm đến nhờ bà xem và rất kính trọng bà vì bà giúp đỡ mọi người không phải vì tiền bạc. Chính tấm lòng nhân ái đã chỉ đạo hành vi của bà. Bà đã tiên đoán được biết bao sự kiện. Và đặc biệt là tới một ngày, cũng chưa xa lắm, có những thay đổi nghiêm trọng xảy ra trên đất nước Đại – Nga: Những sự kiện mà nhiều người không ngờ nhưng đã ập tới… Và nếu cái năng khiếu bí ẩn đó được truyền cho Nadia sau khi đã bỏ qua hai thế hệ: bà và con gái bà, mẹ của Nadia đã chết lúc lâm bồn? Khả năng thấu thị rất có thể, trong một số gia đình, là một tính cách duy truyền lắm chứ! Nếu những gì mà Nadia vừa tâm sự với bà là sự thật – và thật ra cũng chẳng có ký do gì để nghi ngờ – thì cháu gái của bà, đúng vậy, cả con bé này đã sở hữu một năng khiếu mà không một phạm vi ảnh hưởng nào, không một sức mạnh nào của nhân loại có thể chống lại. Cần phải chấp nhận đồng thời phải hết sức tránh không cho con bé biết là nó có năng khiếu đó. Nó chưa biết tác hại rất lớn và nguy hiểm đến mức nào khi nhìn trước được tương lại. Muốn vậy thì chỉ có một cánh: cười cợt coi thường những ảo ảnh mà nó đã thấy. Nếu cần thì làm như chế nhạo nó. Chỉ có như thế mới làm cho nó đừng quá xúc động và cuối cùng là nó sẽ không chú ý tới, không cho là quan trọng nữa. Đó là lập luận sai lầm của người bà. Nhất là bà đã hiểu không đúng về Nadia.
Bà Vêra quyết định không bao giờ đem cỗ bài ra bói nữa mặc dù nó vẫn nằm lù lù trên chiếc bàn tròn. Những quân bài cũng chẳng mách bảo bà được đều gì nhưng nó lại tiếp tục khiêu gợi tính hiếu kỳ của cô bé khi nhìn thấy. Cần phải gạt bỏ ra ngoài cái tầm hiểu biết còn non trẻ của cô bé tất cả những gì thuộc về lĩnh vực thấu thị! Lập tức bà xếp những quân bài lại, giấu vào một trong những ngăn kéo bàn viết, dưới một chồng giấy tờ với ý định là sẽ không bao giờ lôi nó ra khỏi chỗ đó nữa. Các buổi tối, bà lại quay lại công việc cũ là tiếp tục dệt thảm.
Nadia vẫn lớn lên và có thể lấy ại được niềm hạnh phúc không có mây che nếu bà không đặt nàng, đã hai năm nay dưới sự dạy dỗ của một cô giáo già, cô giáo Bạch mà nàng không thấy mến yêu; nhưng bà Vêra chỉ còn có nàng trên cỏi đời này nên không nỡ đưa nàng đến một trường lưu trú, để phải xa cách cô cháu ngây thơ, lẽ sống duy nhất của bà.
Với vẻ bề ngoài nghiêm khắc cô giáo Bạch không phải là một phụ nữ xấu. Rất mau chóng, cô đã tỏ ra là một nhà giáo dục suất sắc. Nhờ có cô mà Nadia tiến bộ vững vàng. Ba năm trời đủ để biến cải một cô gái nhỏ: mười bốn tuổi thành một thiếu nữ mà tri thức về văn hoá và kể về nghệ thuật đã vượt xa các bạn cùng lứa tuổi. Thế nhưng ngoài bà Vêra và cô giáo Bạch ra thì nàng chỉ được tiếp xúc với rất ít người trong Cố trang.
Tình trạng nửa cô đơn đó cũng chẳng đè nặng lên nàng lắm. Bởi vì nàng đã biết cách loại trừ nó. Ngoài những giờ học kiến thức văn hóa xen với giờ học nhạc và học vẽ, Nadia rất thích chơi Pianô đặc biệt là chơi những tác phẩm của Chopin. Còn về hội họa, một trong những niềm vui của nàng là đi, cùng với giá vẽ và hộp màu, tới những vùng thôn giã bao quanh lâu đài để vẽ cảnh vật thiên nhiên. Trong tiếng hót líu lo của các loài chim, nàng vẽ một bức tranh phong cảnh và nàng gọi là bức tranh “ngẫu hứng”. Đặc biệt yêu thích cảnh quan vùng Sologne mà nàng cho là nó thuộc về mình, khi cầm lấy bút vẽ nàng cảm thấy một vái gì đó êm dịu nhẹ nhàng làm tâm trí nàng bay bổng. Nàng chỉ còn nghĩ đến tác phẩm bắt đầu sự sống với màu sắc trên khung vải. Lúc ấy nàng quên đi tất cả Cố trang, cô giáo Bạch và cả bà Vêra. Cứ như thế mà dần dần, con người thật, một tâm hồn hoang dại, mộng mơ phát triển và tự khẳng định. Khi tở về lâu đài, nàng lên thẳng buồn riêng, nhìn một lần cuối khung vải đã vẽ xong hoặc còn bỏ dở, cất nó vào tấm màng che hốc tường trong bóng tối cùng với những tấm đã vẽ trước. Và mỗi lần bà Vêra hỏi:
− Tại sao không cho bà xem những bức họa của cháu? Thì nàng trả lời lần nào cũng vậy:
− Vì cháu thấy xấu hổ! Chúng chẳng có giá trị gì… Không phải là cháu vẽ cho mọi người xem mà chỉ để cho một mình cháu thôi. Cháu không được cái quyền là có những bí mật nhỏ cho riêng mình sao.
− Hãy cẩn thận đấy, cháu yêu ạ! Cứ xử sự như thế ở vào cái tuổi cháu bây giờ thì về sau cháu sẽ trở thành… Một khuyết điểm xấu, đó là thói vị kỷ! Không nên vùi sâu tất cả những điều bí mật trong trái tim mình… Có những nỗi buồn nếu chỉ một mình mình biết, một mình mình hay thì không ổn, tốt hơn hết là hãy trúc bầu tâm sự với một người bạn chí cốt hoặc với bà ngoại thân yêu của cháu đây chẳng hạn thì nỗi buồn sẽ vợi đi.
Nadia im lặng.
− Tiện đây, bà hỏi cháu, dường như trong khoảng ba năm nay cháu không còn thấy những ảo ảnh khủng khiếp đó nữa phải không?
− Hội họa đúng là một phương thuốc màu nhiệm đối với cháu bàạ. Mỗi lần thấy ảo ảnh mà cháu căm ghét xuất hiện, cháu lại vội vàng lấy những bức vẽ ra xem lại với cảm tưởng là đang ngắm nghía một cái gì thất đối với cháu. Việc làm này đã làm tan biến đi những ảo ảnh chỉ có thể là những hình ảnh sai lầm. Đúng là bà có lý: cháu đã tưởng tượng thái quá… Cách tốt nhất phải chăng là thay thế ngay tức khắc sự mộng mơ bằng nhìn thấy cái gì thực sự tồn tại?
Lời bộc bạch của Nadia chỉ làm cho bà Vêra yên tâm một phần vì nó chỉ ra bằng khả năng thấu thị vẫn tiếp tục tồn tại mặc dù nàng có thiện ý rõ ràng là muốn thoát khỏi nó.
− Nhưng cháu thích vẽ gì hơn cả: hoa quả, cây cối, những bức rào?
− Tất cả những gì thuộc về thiên nhiên đều đáng vẽ, cháu đều thích cả bà ạ.
Nàng không dám thú nhận với bà là có một phong cảnh duy nhất mà nàng không bao giờ đặt bút vẽ, đó là khung cảnh mà trong đó có hồ ao. Nàng trốn chạy những dòng suối, những con sông hình như đối với nàng chúng có thể mang lại sự chết chóc.
Một buổi trưa, vừa lúc xong bài học tiếng Anh, cô giáo Bạch, vốn rất tiết kiệm lời khen tặng, bảo nàng:
− Nadia thân mến, cô rất hài lòng. Em phát âm rất chuẩn. Cũng vì vậy cô muốn là mùa xuân sau sẽ gửi em sang Anh ở đó một vài tháng trong một gia đình chỉ nói toàn tiếng Anh. Khi trở về, em sẽ nói tiến Anh như một người Anh chính cống, cô phải nói dự kiến này với bà em mới được.
− Chả cần vội vã thế đâu, thưa cô. Em chẳng thích ra nước ngoài một tý nào. Em thấy ở đây thật thoải mái… Nếu em có quyền quyết định thì không bao giờ em rời khỏi quê hương Sologne của em.
− Thôi thì cái đó để sau sẽ hay. Còn bây giờ cô sẽ phải vắng mặt khoảng một tiếng đồng hồ. Nhất thiết cô phải đi đến bưu điện xã gửi một lá thư trước giờ họ mở hộp thư.Chị gái của cô đang chờ tin của cô đấy.
− Cô có chị gái à? Sao chẳng bao giờ thấy cô nói cả.
− Cố đã nói với em từ hôm mới tới đây. Nếu như không mấy khi nói tới nữa là vì cô nghĩ cái đó đối với em cũng chả có gì đáng quan tâm.
− Bà ấy cũng dạy học như cô chứ?
− Ồ không! Chị ấy không thể dạy học cũng như không thể làm một cái gì khác… Chị ấy bị bại liệt từ nhỏ và hiện đang sống trong một học viện chuyên khoa cách xa đây.
Đó là một khám phá mới của Nadia. Như vậy là cũng có những người như cô giáo Bạch đây chẳng hạn có nỗi bất hạnh trong gia đình mà không bao giờ nói ra. Có những người, như nàng, Nadia, cũng có những điều bí mật của riêng mình.
− Cô còn có những người thân nào khác nữa không?
− Cô chỉ có mình chị ấy. Cũng vì phải chu cấp cho chị mà cô bắt buộc phải làm phải làm việc nhiều.
− Cô có muốn em đi cùng cô vào làng không?
− Chả cần, em Nadia của cô ạ. Em thật dễ thương khi đưa ra ý kiến đó nhưng cô biết là em sẽ vất vả đấy. Em ở nhà tập nhạc đi. Đến hàng tuần nay rồi em không đụng đến pianô và em biết rất rõ là bà em thích nghe em đàn. Em có biết hôm qua bà em nói với cô như thế nào không? “Mỗi lần nghe vang lên tiếng pianô của Nadia tôi lại có cảm tưởng là tất cả Cố trang cất lên tiếng hát”.
− Bà em đã nói thế hả cô? Thế thì em sẽ làm cho bà vui thích ngay đây… Nhưng, về cái hư đó, cô không để lại được đến ngày mai ư? Thời tiết đang thay đổi: em sợ trời sắp có cơn giông.
− Chân cô còn kỏe, cô sẽ quay về trước khi bão tới… Và lại, đôi khi cô cũng không thấy sợ mưa gió lắm.
− Còn em thì em chỉ thích cái mùa đất ẩm bốc lên khi mưa gió đả chấm dứt. Nhưng, cô đi mau lên thôi!
− Hẹn sau một tiếng nhé!
Bà Vêra quyết định không bao giờ đem cỗ bài ra bói nữa mặc dù nó vẫn nằm lù lù trên chiếc bàn tròn. Những quân bài cũng chẳng mách bảo bà được đều gì nhưng nó lại tiếp tục khiêu gợi tính hiếu kỳ của cô bé khi nhìn thấy. Cần phải gạt bỏ ra ngoài cái tầm hiểu biết còn non trẻ của cô bé tất cả những gì thuộc về lĩnh vực thấu thị! Lập tức bà xếp những quân bài lại, giấu vào một trong những ngăn kéo bàn viết, dưới một chồng giấy tờ với ý định là sẽ không bao giờ lôi nó ra khỏi chỗ đó nữa. Các buổi tối, bà lại quay lại công việc cũ là tiếp tục dệt thảm.
Nadia vẫn lớn lên và có thể lấy ại được niềm hạnh phúc không có mây che nếu bà không đặt nàng, đã hai năm nay dưới sự dạy dỗ của một cô giáo già, cô giáo Bạch mà nàng không thấy mến yêu; nhưng bà Vêra chỉ còn có nàng trên cỏi đời này nên không nỡ đưa nàng đến một trường lưu trú, để phải xa cách cô cháu ngây thơ, lẽ sống duy nhất của bà.
Với vẻ bề ngoài nghiêm khắc cô giáo Bạch không phải là một phụ nữ xấu. Rất mau chóng, cô đã tỏ ra là một nhà giáo dục suất sắc. Nhờ có cô mà Nadia tiến bộ vững vàng. Ba năm trời đủ để biến cải một cô gái nhỏ: mười bốn tuổi thành một thiếu nữ mà tri thức về văn hoá và kể về nghệ thuật đã vượt xa các bạn cùng lứa tuổi. Thế nhưng ngoài bà Vêra và cô giáo Bạch ra thì nàng chỉ được tiếp xúc với rất ít người trong Cố trang.
Tình trạng nửa cô đơn đó cũng chẳng đè nặng lên nàng lắm. Bởi vì nàng đã biết cách loại trừ nó. Ngoài những giờ học kiến thức văn hóa xen với giờ học nhạc và học vẽ, Nadia rất thích chơi Pianô đặc biệt là chơi những tác phẩm của Chopin. Còn về hội họa, một trong những niềm vui của nàng là đi, cùng với giá vẽ và hộp màu, tới những vùng thôn giã bao quanh lâu đài để vẽ cảnh vật thiên nhiên. Trong tiếng hót líu lo của các loài chim, nàng vẽ một bức tranh phong cảnh và nàng gọi là bức tranh “ngẫu hứng”. Đặc biệt yêu thích cảnh quan vùng Sologne mà nàng cho là nó thuộc về mình, khi cầm lấy bút vẽ nàng cảm thấy một vái gì đó êm dịu nhẹ nhàng làm tâm trí nàng bay bổng. Nàng chỉ còn nghĩ đến tác phẩm bắt đầu sự sống với màu sắc trên khung vải. Lúc ấy nàng quên đi tất cả Cố trang, cô giáo Bạch và cả bà Vêra. Cứ như thế mà dần dần, con người thật, một tâm hồn hoang dại, mộng mơ phát triển và tự khẳng định. Khi tở về lâu đài, nàng lên thẳng buồn riêng, nhìn một lần cuối khung vải đã vẽ xong hoặc còn bỏ dở, cất nó vào tấm màng che hốc tường trong bóng tối cùng với những tấm đã vẽ trước. Và mỗi lần bà Vêra hỏi:
− Tại sao không cho bà xem những bức họa của cháu? Thì nàng trả lời lần nào cũng vậy:
− Vì cháu thấy xấu hổ! Chúng chẳng có giá trị gì… Không phải là cháu vẽ cho mọi người xem mà chỉ để cho một mình cháu thôi. Cháu không được cái quyền là có những bí mật nhỏ cho riêng mình sao.
− Hãy cẩn thận đấy, cháu yêu ạ! Cứ xử sự như thế ở vào cái tuổi cháu bây giờ thì về sau cháu sẽ trở thành… Một khuyết điểm xấu, đó là thói vị kỷ! Không nên vùi sâu tất cả những điều bí mật trong trái tim mình… Có những nỗi buồn nếu chỉ một mình mình biết, một mình mình hay thì không ổn, tốt hơn hết là hãy trúc bầu tâm sự với một người bạn chí cốt hoặc với bà ngoại thân yêu của cháu đây chẳng hạn thì nỗi buồn sẽ vợi đi.
Nadia im lặng.
− Tiện đây, bà hỏi cháu, dường như trong khoảng ba năm nay cháu không còn thấy những ảo ảnh khủng khiếp đó nữa phải không?
− Hội họa đúng là một phương thuốc màu nhiệm đối với cháu bàạ. Mỗi lần thấy ảo ảnh mà cháu căm ghét xuất hiện, cháu lại vội vàng lấy những bức vẽ ra xem lại với cảm tưởng là đang ngắm nghía một cái gì thất đối với cháu. Việc làm này đã làm tan biến đi những ảo ảnh chỉ có thể là những hình ảnh sai lầm. Đúng là bà có lý: cháu đã tưởng tượng thái quá… Cách tốt nhất phải chăng là thay thế ngay tức khắc sự mộng mơ bằng nhìn thấy cái gì thực sự tồn tại?
Lời bộc bạch của Nadia chỉ làm cho bà Vêra yên tâm một phần vì nó chỉ ra bằng khả năng thấu thị vẫn tiếp tục tồn tại mặc dù nàng có thiện ý rõ ràng là muốn thoát khỏi nó.
− Nhưng cháu thích vẽ gì hơn cả: hoa quả, cây cối, những bức rào?
− Tất cả những gì thuộc về thiên nhiên đều đáng vẽ, cháu đều thích cả bà ạ.
Nàng không dám thú nhận với bà là có một phong cảnh duy nhất mà nàng không bao giờ đặt bút vẽ, đó là khung cảnh mà trong đó có hồ ao. Nàng trốn chạy những dòng suối, những con sông hình như đối với nàng chúng có thể mang lại sự chết chóc.
Một buổi trưa, vừa lúc xong bài học tiếng Anh, cô giáo Bạch, vốn rất tiết kiệm lời khen tặng, bảo nàng:
− Nadia thân mến, cô rất hài lòng. Em phát âm rất chuẩn. Cũng vì vậy cô muốn là mùa xuân sau sẽ gửi em sang Anh ở đó một vài tháng trong một gia đình chỉ nói toàn tiếng Anh. Khi trở về, em sẽ nói tiến Anh như một người Anh chính cống, cô phải nói dự kiến này với bà em mới được.
− Chả cần vội vã thế đâu, thưa cô. Em chẳng thích ra nước ngoài một tý nào. Em thấy ở đây thật thoải mái… Nếu em có quyền quyết định thì không bao giờ em rời khỏi quê hương Sologne của em.
− Thôi thì cái đó để sau sẽ hay. Còn bây giờ cô sẽ phải vắng mặt khoảng một tiếng đồng hồ. Nhất thiết cô phải đi đến bưu điện xã gửi một lá thư trước giờ họ mở hộp thư.Chị gái của cô đang chờ tin của cô đấy.
− Cô có chị gái à? Sao chẳng bao giờ thấy cô nói cả.
− Cố đã nói với em từ hôm mới tới đây. Nếu như không mấy khi nói tới nữa là vì cô nghĩ cái đó đối với em cũng chả có gì đáng quan tâm.
− Bà ấy cũng dạy học như cô chứ?
− Ồ không! Chị ấy không thể dạy học cũng như không thể làm một cái gì khác… Chị ấy bị bại liệt từ nhỏ và hiện đang sống trong một học viện chuyên khoa cách xa đây.
Đó là một khám phá mới của Nadia. Như vậy là cũng có những người như cô giáo Bạch đây chẳng hạn có nỗi bất hạnh trong gia đình mà không bao giờ nói ra. Có những người, như nàng, Nadia, cũng có những điều bí mật của riêng mình.
− Cô còn có những người thân nào khác nữa không?
− Cô chỉ có mình chị ấy. Cũng vì phải chu cấp cho chị mà cô bắt buộc phải làm phải làm việc nhiều.
− Cô có muốn em đi cùng cô vào làng không?
− Chả cần, em Nadia của cô ạ. Em thật dễ thương khi đưa ra ý kiến đó nhưng cô biết là em sẽ vất vả đấy. Em ở nhà tập nhạc đi. Đến hàng tuần nay rồi em không đụng đến pianô và em biết rất rõ là bà em thích nghe em đàn. Em có biết hôm qua bà em nói với cô như thế nào không? “Mỗi lần nghe vang lên tiếng pianô của Nadia tôi lại có cảm tưởng là tất cả Cố trang cất lên tiếng hát”.
− Bà em đã nói thế hả cô? Thế thì em sẽ làm cho bà vui thích ngay đây… Nhưng, về cái hư đó, cô không để lại được đến ngày mai ư? Thời tiết đang thay đổi: em sợ trời sắp có cơn giông.
− Chân cô còn kỏe, cô sẽ quay về trước khi bão tới… Và lại, đôi khi cô cũng không thấy sợ mưa gió lắm.
− Còn em thì em chỉ thích cái mùa đất ẩm bốc lên khi mưa gió đả chấm dứt. Nhưng, cô đi mau lên thôi!
− Hẹn sau một tiếng nhé!
Comments for chapter "Chương 11"
Theo dõi
Đăng nhập
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất
Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận